Hình thức đầu tư PPP là hình thức được triển khai phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Đầu tư PPP được thực hiện trên hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các công ty doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm mục đích cải tạo, quản lý các công trình hạ tầng, vận hành, kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công. Đầu tư PPP cũng có những mặt ưu điểm và nhược điểm đáng để chúng ta quan tâm. Ở bài viết này, Luật Hà Đô sẽ giới thiệu thêm cho bạn về các hình thức đầu PPP hiện nay và các ưu nhược điểm của hình thức này.
PPP được hợp tác giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các công ty doanh nghiệp
Đầu tư PPP (Public-Private Partner) là việc phối hợp đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng giữa nhà nước và nhà đầu tư. Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng các dịch vụ công cộng chất lượng cao. Vì vậy, mô hình này sẽ mang đến lợi ích cho cả người dân và Nhà nước. Có 5 hình thức đầu tư PPP chính:
- Là mô hình đầu tư được ký kết hợp đồng giữa nhà nước và nhà đầu tư hay doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành xong công trình dự án thì nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn có quyền kinh doanh, khai thác, dịch vụ công trình để phục vụ cho dự án.
- Sau khi công trình hoàn thành, các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ quản lý và khai thác, cung cấp các dịch vụ trên cơ sở vận hành trong một thời gian nhất định dựa trên hợp đồng đã được thỏa thuận với Nhà nước; cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư dự án sau khi hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đây là hình thức đầu tư PPP do nhà đầu tư xây dựng và vận hành sau một thời gian nhất định được thảo luận và ký kết dựa trên hợp đồng, sau khi hết thời hạn thì các nhà đầu tư sẽ chuyển giao toàn bộ cho nhà nước quản lý.
- Mô hình này được hoạt động dựa trên hợp đồng được ký giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Sau khi công trình hoàn thành thì nhà đầu tư sẽ bàn giao lại dự án cho cơ quan nhà nước và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định theo hợp đồng được ký kết và thỏa thuận.
- Là hình thức nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện thi công công trình sẽ được vận hành và sở hữu công trình dưới sự quản lý của nhà nước, nhà đầu tư sẽ được hoạt động trong một thời gian nhất định dựa trên thời gian thỏa thuận theo hợp đồng.
- Hình thức đầu tư PPP là mô hình đầu tư cả nhà nước và nhà đầu tư doanh nghiệp đều có lợi.
- Thúc đẩy, cải thiện mạnh mẽ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trong nước.
- Luôn đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất đến cho người dân tạo dựng mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ.
- Kích thích tăng nhu cầu phát triển trong nước và đảm bảo về mặt kinh tế.
- Có khả năng tiếp cận các công nghệ xây dựng và công nghệ quản lý mới.
- Tăng thêm thu nhập kinh tế.
- Việc sử dụng đầu tư mô hình PPP không yêu cầu chi tiền mặt do đó giảm gánh nặng về chi phí thiết kế và xây dựng.
- Thu phí dự án theo hình thức PPP còn nhiều hạn chế.
- Các nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa nắm rõ về các quyền và nghĩa vụ trong mô hình đầu tư PPP.
- Nhiều công trình hiện này không đáp ứng được hầu các yêu cầu về tiến độ và chất lượng thi công.
- Việc thu hút các vốn đầu tư nước ngoài còn kém, chưa phát huy được hết mục tiêu dự án.
Hình thức đầu tư PPP vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta không thể không công nhận về lợi ích của mô hình đầu tư PPP có những lợi thế giúp cho chúng ta cải thiện được chất lượng đời sống của cá nhân và tập thể. Ngoài ra, trong quá trình thi công dự án chúng ta cũng sẽ gặp không ít những khó khăn như: thiếu vốn đầu tư, thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp, xin Giấy chứng nhận đầu tư,… để có thể nắm bắt được rõ các quy định mô hình đầu tư PPP thì chúng ta cần tìm các Chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn.
Trường hợp nào cần thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư?
Trong quá trình thực hiện công trình nếu nhà đầu tư xảy ra các sự cố và muốn thay đổi thông tin thì nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư.
Các trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư:
- Thay đổi thông tin liên quan đến nhà đầu tư: Thay đổi tên dự án đầu tư, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc thay đổi tên nhà đầu tư;
- Thay đổi điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; thời hạn hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có); quy mô và công suất của dự án đầu tư và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có);
Việc xin Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tục thay đổi sẽ còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu rõ các quy trình hoặc tìm một nơi tư vấn tin cậy để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục và quy định của nhà nước. Công ty Luật Hà Đô với các Chuyên gia chuyên hỗ trợ thực hiện các thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư và có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn các mô hình PPP, chúng tôi tự tin có thể mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng.
Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến thủ tục thay đổi người đại diện cho công ty, Quý Khách vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900.6280
Tin tức & Sự kiện
Thư viện pháp luật
Hoạt động của Luật Hà Đô