Công ty luật TNHH Hà Đô

Công bố lưu hành mỹ phẩm

Theo quy định của pháp luật  thì các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường có trách nhiệm công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược Việt Nam trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường.

Tổ chức, cá nhân này chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố và có số tiếp nhận bản công bố mỹ phẩm của Cục Quản lý dược Việt Nam và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ công bố chất lượng mỹ phẩm nhập khẩu:

  • Đơn đăng ký lưu hành mỹ phẩm (theo mẫu)
  • Giấy phép Đăng ký kinh doanh (sao y công chứng)
  • Thư uỷ quyền (Authorization letter):

Nhà SX uỷ quyền cho nhà nhập khẩu tiến hành thủ tục đăng ký sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.

Lưu ý: Quy định về Giấy uỷ quyền

a)    Ngôn ngữ trình bày là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

b)    Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau:

-       Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;

-       Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được uỷ quyền;

-       Phạm vi uỷ quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);

-       Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được uỷ quyền;

-       Thời hạn uỷ quyền;

-       Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;

-       Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền.

  • Bảng thành phần phần trăm các chất (Formulation): ghi rõ tỉ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)
  • Giấy phép lưu hành tự do Certificate Of Free Sales (CFS):

c)     CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;

d)    CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Lưu ý:

a)    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm.

b)    Các trường hợp các mỹ phẩm sau đây được phép công bố trong cùng một Bản công bố:

-       Các sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau.

-       Các sản phẩm khác nhau nhưng được đóng gói chung trong cùng một bao gói như một đơn vị đóng gói.

-       Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược Việt Nam quyết định dựa vào quyết định của ủy ban mỹ phẩm ASEAN.

c)     Số tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm có giá trị 03 năm. Các tổ chức, cá nhân phải tiến hành công bố lại ít nhất 01 tháng trước khi số tiếp nhận hồ sơ công bố hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy định.

Các công việc chủ yếu Công ty Luật Hà Đô thực hiện là: 

  • Tư vấn về pháp luật liên quan đến công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm;
  • Soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm;
  • Tiến hành nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm tại Phòng quản lý mỹ phẩm – Bộ Y Tế
  • Theo dõi tiến trình thẩm định, cấp công bố;
  • Đại diện nhận bản công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm.

Để được tư vấn và thực hiện, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 1900 62 80

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam