DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
Nhằm đảm bảo và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã thiết lập lên cơ chế đặc biệt theo tiêu chuẩn khung SAFE nhằm thiết lập các cơ chế ưu tiên đối với một số tổ chức kinh tế được uỷ quyền (tên quốc tế bằng tiếng Anh là Authorized Economic Operator) viết tắt là AEO. Theo đó, những lợi ích của cơ chế doanh nghiệp ưu tiên được chia thành 02 nhóm:
Thứ nhất: là nhóm các lợi ích chung bao gồm các chính sách giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm thời gian giao nhận, lưu kho hàng hóa, ưu tiên trong tiếp cận thông tin và trao đổi với chính phủ và các cơ quan.
Thứ hai: là nhóm các lợi ích cụ thể cho từng bên trong giao dịch xuất nhập khẩu bao gồm người xuất khẩu, người nhập khẩu, đơn vị cung cấp dịch vụ kho bãi, đơn vị cung cấp dịch vụ logistics.
Việt Nam đã ban hành các quy định pháp luật nhằm cụ thể hoá các cơ chế, điều kiện và chế độ ưu tiên cho doanh nghiệp. Một số lợi ích doanh nghiệp ưu tiên được hưởng như là: miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá trong quá trình làm thủ tục hải quan, thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh, các lợi ích về thời hạn nộp hồ sơ hải quan, xử lý nộp thuế.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, các cơ chế này đã giúp đơn giản hóa quy trình, thủ tục thông quan hàng hoá, rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan, mang lại lợi ích không nhỏ về quản lý dòng tiền, cắt giảm đáng kể chi phí logistics, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp.
Về đối tác thương mại quốc tế, cơ chế doanh nghiệp ưu tiên có thể coi như một chứng chỉ đảm bảo về độ tin cậy, năng lực kinh tế, và tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Ngày 14/2/2023, Tổng cục Hải quan các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO). Theo đó, khi thực hiện Chương trình các đối tác thương mại sẽ được áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại sau:
Một là, thông quan nhanh chóng bằng cách giảm việc kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, đối với hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác, tùy thuộc vào việc đánh giá mức độ rủi ro an ninh.
Hai là, ưu tiên kiểm tra cho hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác đã được lựa chọn để kiểm tra thực tế.
Ba là, trường hợp có sự gián đoạn đối với thương mại quốc tế, cố gắng ưu tiên thông quan nhanh cho hàng hóa có nguồn gốc từ hoặc được chuyển đến một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác.
Hiện nay, các điều kiện quy định đối với cho doanh nghiệp ưu tiên vẫn còn tương đối mở, các doanh nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện về kim ngạch xuất nhập khẩu, hệ thống kiểm soát nội bộ, ...vv sẽ có cơ hội rất lớn để áp dụng được cơ chế này.
2. Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên:
Để được xem xét công nhận là Doanh nghiệp ưu tiên thì doanh nghiệp tự đánh giá về khả năng đáp ứng các điều kiện được quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 của Thông tư số 29/VBHN-BTC, bao gồm các điều kiện sau:
Trong thời hạn 2 năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau:
- Trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan;
- Không nợ thuế quá hạn theo quy định.
Doanh nghiệp ưu tiên phải đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên hoặc đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.
Nếu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam thì phải đạt kim ngạch xuất khẩu từ 30 triệu USD/năm trở lên.
Kim ngạch quy định trên là kim ngạch bình quân của 2 năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác. Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao.
Để được nhận được các chế độ ưu tiên hải quan, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.
Một trong những điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp phải thanh toán lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua ngân hàng.
Doanh nghiệp cần áp dụng các chuẩn mực kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Ngoài ra, báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính nêu trong báo cáo kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Doanh nghiệp phải đạt điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ thì mới được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Để đạt điều kiện này, doanh nghiệp cần:
- Thực hiện và duy trì các quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp;
- Có các biện pháp, phương tiện, quy trình kiểm soát nội bộ đảm bảo an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nếu doanh nghiệp đối chiếu với các điều kiện trên mà thấy mình đủ điều kiện, doanh nghiệp có thể lập hồ sơ đề nghị tới Tổng cục Hải quan xem xét công nhận.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên bao gồm:
Thành phần hồ sơ:
* Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, hồ sơ gồm:
* Đối với dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chủ đầu tư có hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên. Hồ sơ bao gồm:
4. Thẩm quyền:
5. Thời hạn
Tổng cục Hải quan thực hiện thẩm định, kết luận về việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;
Đối với trường hợp phức tạp, cần lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan thì thời gian thẩm định có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày;
Trường hợp kết luận doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
6. Trình tự, thủ tục
Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Tổng cục Hải quan để được xem xét áp dụng chế độ ưu tiên.
Bước 2: Tổng cục Hải quan thẩm định điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên.
* Thẩm định hồ sơ:
* Thẩm định thực tế:
Tổng cục Hải quan tổ chức thẩm định thực tế tại doanh nghiệp. Nội dung thẩm định thực tế gồm:
Bước 3: Tổng cục Hải quan ban hành quyết định việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
7. Công ty Luật Hà Đô cung cấp dịch vụ:
Lưu ý: Ý kiến tư vấn của Luật sư dựa trên pháp luật hiện hành. Văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài tư vấn nêu trên có thể đã sửa đổi, hoặc hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Nếu doanh nghiệp bạn có quan tâm hoặc mong muốn được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ đến số hotline 1900 6280 hoặc qua email infor@hado-law.com để được Luật sư Công ty luật Hà Đô tư vấn trực tiếp.
Tin tức & Sự kiện
Thư viện pháp luật
Hoạt động của Luật Hà Đô