Công ty luật TNHH Hà Đô

THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Hỏi: Bên tôi là Công ty 100% vốn nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, hiện đang sản xuất và kinh doanh hàng điện tử gia dụng. Toàn bộ hàng hóa được nhập khẩu từ công ty mẹ về để phân phối khắp cả nước. Cho tôi hỏi Luật sư là Công ty muốn được công nhận là Doanh nghiệp ưu tiên thì cần có những điều kiện gì? thủ tục như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư.

Đáp: Công ty Luật Hà Đô trân trọng cảm ơn quý Khách hàng đã tin tưởng chia sẻ thông tin và trao cơ hội hợp tác. Trên cơ sở nội dung câu hỏi chúng tôi nhận được, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, Luật Hà Đô tư vấn và chia sẻ thông tin để quý Khách hàng tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp luật:

- Luật Hải quan năm 2014;

- Thông tư số 72/2015/TT-BTC quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Doanh nghiệp;

- Thông tư số 07/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của TT số 72/2015/TT-BTC;

- Quyết định số 2770/2015/QĐ- BTC về giá thuê tối đa tàu bay chuyên cơ thanh toán từ nguồn ngân sách Nhà nước;

- Quyết định số 2659/2015/QĐ-TCHQ ban hành quy trình thẩm định điều kiện công nhận Doanh nghiệp ưu tiên, áp dụng chế độ ưu tiên, quản lý Doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại thông tư 72/2015/TT-BTC;

- Quyết định số 350//2019/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính;

2. Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên:

Để được công nhận là DN ưu tiên thì DN của bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 của Thông tư số 72/2015/TT-BTC, bao gồm các điều kiện sau:

- Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế;

- Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu;

- Điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử;

- Điều kiện về thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Điều kiện chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán;

Trong trường hợp DN của bạn bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên thì trong 02 năm tiếp theo, DN của bạn không được Tổng cục Hải quan xem xét, công nhận DN ưu tiên.

3. Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên bao gồm:

* Thành phần hồ sơ:

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, hồ sơ gồm:

1. Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019: 01 bản chính;

2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;

3. Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;

4. Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;

5. Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính;

6. Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.

- Đối với dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chủ đầu tư có hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên. Hồ sơ bao gồm:

1. Văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên và cam kết triển khai dự án đúng tiến độ theo mẫu 02b/DNUT ban hành kèm theo Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015: 01 bản chính;

2. Giấy chứng nhận đầu tư, giải trình kinh tế kỹ thuật: 01 bản chụp.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thẩm quyền:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Kiểm tra sau thông quan (quy định tại Quyết định số 2659/QĐ-TCHQ ngày 14/9/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan.

- Cơ quan phối hợp: Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

5. Thời hạn

Tổng cục Hải quan thực hiện thẩm định, kết luận về việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

Đối với trường hợp phức tạp, cần lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan thì thời gian thẩm định có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày;

Trường hợp kết luận doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

6. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan để được xem xét áp dụng chế độ ưu tiên.

Bước 2: Tổng cục Hải quan thẩm định điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên.

- Thẩm định h sơ:

+ Tổng cục Hải quan kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hồ sơ của doanh nghiệp; đối chiếu thông tin doanh nghiệp cung cấp, thông tin thu thập về doanh nghiệp từ cơ quan thuế và cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo để doanh nghiệp nộp bổ sung;

+ Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp, nêu rõ lý do không đáp ứng;

+ Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp đáp ứng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, Tổng cục Hải quan thẩm định thực tế tại doanh nghiệp;

- Thẩm định thực tế:

Tổng cục Hải quan tổ chức thẩm định thực tế tại doanh nghiệp. Nội dung thẩm định thực tế gồm:

+ Đối chiếu kết quả kiểm tra thực tế với thông tin khai báo của doanh nghiệp;

+ Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật nếu trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp chưa được thanh/tra hoặc kiểm tra sau thông quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế.

+ Thời gian thẩm định thực tế tại doanh nghiệp, dự án tối đa 05 (năm) ngày làm việc. Trường hợp phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan thì thời gian thực hiện theo pháp luật về kiểm tra sau thông quan

Bước 3: Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

7. Công ty Luật Hà Đô cung cấp dịch vụ:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về Doanh nghiệp ưu tiên (AEO);
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên;
  • Kiểm tra, soát xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ tài liệu trước khi trình cơ quan hải quan;
  • Tư vấn, soát xét, hỗ trợ hoạt động kiểm tra sau thông quan;
  • Tư vấn, giải trình các yêu cầu của Hải quan trong quá trình thẩm tra, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên.

Lưu ý: Ý kiến tư vấn của Luật sư dựa trên pháp luật hiện hành. Văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài tư vấn nêu trên có thể đã sửa đổi, hoặc hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Nếu bạn có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến số hotline 1900 6280 hoặc qua email infor@hado-law.com để được Luật sư Công ty luật Hà Đô tư vấn trực tiếp. Quý khách có thể tham khảo tại: https://luathado.com/doanh-nghiep-uu-tien-aeo-cd83.html

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam