Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì? Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu rõ về khái niệm, điều kiện cũng như thời hạn bảo hộ này. Do đó, Luật Hà Đô xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về điều kiện và thời hạn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định mới giúp bạn nắm rõ luật, hiểu luật để có thể thực hiện đúng theo luật.
Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của bảo hộ sở hữu công nghiệp
Chỉ dẫn địa lý được hiểu là một trong những đối tượng của quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp, là cơ sở để xác định sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Đó có thể là tên của địa phương, vùng, khu vực hoặc tên quốc gia nhằm xác định sản phẩm đến từ khu vực địa lý đặc biệt. Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý còn bao gồm cả những dấu hiệu như biểu tượng để nơi hàng hóa được sản xuất ra. Chẳng hạn như một số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, chè xanh Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng,...
Chè xanh mộc châu - chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam
Hiện nay, bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam vẫn còn khá mới, tính đến tháng 7/2013 chỉ có 35 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam. Mặc dù thuật ngữ này đã xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào đầu thế kỷ 20 với tên gọi “chỉ dẫn nguồn gốc” hay “tên gọi xuất xứ hàng hoá” những đã được đề cập lần đầu tiên trong công ước Pari (1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, sau đó dần dần được quy định rõ hơn trong Thỏa ước Madrid năm 1981, và tại khoản 1 Điều 22 của Hiệp định TRIPs, bảo hộ chỉ dẫn địa lý được chính thức thừa nhận trên phạm vi quốc tế.
Ở Việt Nam, thuật ngữ này xuất hiện muộn hơn vào năm 1989 trong Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Bộ luật Dân sự 1995 với tên gọi “Tên gọi xuất xứ hàng hóa”. Sau đó, đến năm 2000, tên gọi chỉ dẫn địa lý mới được sử dụng và được quy định tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP.
Với tư cách là một thành viên của Thỏa ước Madrid, Hiệp định TRIPs, các quy định về chỉ dẫn địa lý được bảo hộ của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng dựa trên những quy định của thỏa ước quốc tế nêu trên.
Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý như sau:
- Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
+ Trong đó, sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý phải là sản phẩm được sản xuất, gia công, chế biến từ vùng địa lý đó. Theo đó nếu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải liên quan đến khu vực địa lý đặc biệt, nếu sản xuất ở nơi khác sẽ không đảm bảo được chất lượng, uy tín như vậy.
+ Quá trình tạo nên một sản phẩm có yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng đến việc quyết định chất lượng của sản phẩm, bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có những công đoạn có thể thực hiện ở nơi khác ngoài khu vực địa lý đó mà hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng, đặc tính của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có những công đoạn đặc biệt phải được tiến hành trực tiếp tại khu vực địa lý đã xác định; có những sản phẩm, nguyên liệu có thể khai thác từ những địa phương khác nhau, nhưng phương pháp chế biến mới là yếu tố quyết định nên sự khác biệt của sản phẩm. Do đó, nếu hiểu theo nghĩa trên thì toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến cho đến khi tạo ra thành phẩm để đưa ra thị trường có cần phải được tiến hành tại khu vực địa lý đó hay không hay chỉ một số công đoạn nhất định?
Nước mắm Phú Quốc - chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam
Xem thêm: dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Có thể thấy, quy định hiện nay của pháp luật về chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hiểu điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý là chỉ cần có một hoặc một số công đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của sản phẩm được tiến hành tại địa phương đó mới đủ điều kiện tạo nên đặc tính của sản phẩm. Do đó, không nhất thiết toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiến hành ở đó.
- Thứ hai, sản phẩm có nguồn gốc chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Điều kiện này bao gồm hai nội dung như sau:
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu. Theo đó, chất lượng, đặc tính chủ yếu có thể hiểu là tổng thể các thuộc tính, bao gồm: các thông số kỹ thuật, các chỉ tiêu, các đặc trưng về cảm quan, bảo quản,… cùng với các chỉ dẫn quy trình sản xuất để xác định yếu tố riêng biệt của sản phẩm. Và những chỉ tiêu về chất lượng phải được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được.
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng: Danh tiếng ở đây được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm thông qua mức độ rộng rãi của người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm. Danh tiếng của sản phẩm có thể gắn liền với các yếu tố lịch sử hay các lễ hội truyền thống. Như vậy, có thể hiểu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cần đáp ứng hai yếu tố: chất lượng và danh tiếng hoặc đặc tính và danh tiếng.
Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn về quy định pháp luật và các văn bản liên quan thì bạn cần sự hỗ trợ của các công ty luật uy tín, họ sẽ hỗ trợ bạn trong việc tư vấn về các luật liên quan đến chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định.
Công ty Luật Hà Đô là đơn vị chuyên hỗ trợ dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Các công việc chúng tôi làm như là:
- Tư vấn pháp lý; tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ;
- Soạn thảo hồ sơ;
- Đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ;
- Theo dõi quá trình thẩm định và giải trình theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước (nếu có).
Ngoài ra, Luật Hà Đô còn làm các dịch vụ khác liên quan đến sở hữu trí tuệ như: đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký sáng chế, gải pháp hữu ích, đăng ký quyền tác giả, tư vấn, đại diện theo ủy quyền giải quyết tranh chấp liên quan,... Chúng tôi có đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu về luật. Vì vậy, chúng tôi tự tin sẽ giải đáp và hỗ trợ Quý khách một cách chuyên nghiệp và tốt nhất.
Quý khách hàng có thắc mắc, băn khoăn cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Hà Đô qua tổng đài 1900 6280 hoặc email: infor@hado-law.com để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: Danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện cần giấy phép
danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện cần giấy phép
Tin tức & Sự kiện
Thư viện pháp luật
Hoạt động của Luật Hà Đô