Công ty luật TNHH Hà Đô

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm những nội dung gì?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay. Vậy, bạn hiểu thế nào về bảo hộ quyền sở hữu và quyền này gồm những nội dung gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về quyền này.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Những thành quả về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sáng tạo của con người đã trở thành tính quyết định đến năng suất lao động của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, tài sản khoa học kĩ thuật mà con người tạo ra không giống với bất kỳ tài sản nào hiện nay. Vì đó là những tài sản vô hình và bản thân người tạo ra không thể chiếm hữu cho riêng mình cũng như không thể coi đó là tài sản cá nhân, chúng rất dễ bị chiếm dụng, chiếm đoạt và bị trộm ý tưởng.

Bởi vậy, để bảo vệ các thành quả nghiên cứu kỹ thuật, khoa học, công nghệ mà cá nhân hay tổ chức sáng tạo ra được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau thì Luật Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã ra đời. Hiện nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp rất phong phú, đa dạng, không chỉ bó hẹp trong một phạm vi quốc gia mà đã mang phạm vi toàn cầu. Do đó, việc Nhà nước quy định về quyền sở hữu  trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm bảo vệ quyền lợi của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển, tiến bộ của xã hội và kinh tế. Quyền sở hữu được chia thành hai nội dung là quyền sở hữu theo nghĩa khách quan và quyền sở hữu theo nghĩa chủ quan.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo vệ các tài sản vô hình

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo vệ các tài sản vô hình

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là pháp luật về sở hữu công nghiệp. Hay nói cách khác, đó là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật về điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ và được coi đó là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình. Mặt khác, quyền sở hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có phạm vi bảo vệ trên toàn cầu.

Như vậy, có thể phân chia một cách khái quát các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ theo các nhóm sau:

Nhóm 1: Gồm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn của một kết quả sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các loại đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, tiêu chí để xác định nó.

Nhóm 2: Nhóm này liên quan đến các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để sao lưu kết quả sáng tạo được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ.

Nhóm 3: Nhóm này gồm các quy định liên quan đến nội dung quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, tác giả, của các chủ thể khác đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được xác lập.

Nhóm 4: Gồm các quy phạm liên quan đến việc dịch chuyển của các đối tượng sở hữu công nghiệp như trao nhượng, chuyển đổi, chuyển giao công nghệ.

Nhóm 5: Bao gồm các quy phạm liên quan đến việc bảo vệ quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Như vậy, với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là các quy định của luật dân sự, mà còn thuộc rất nhiều các văn bản pháp luật khác, thuộc nhiều ngành luật khác nhau để tạo nên tổng thể thống nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp không chỉ được bảo hộ tại quốc gia nơi đăng ký, xác lập mà nó còn được bảo hộ trên phạm vi toàn cầu nhờ các điều ước quốc tế song phương và đa phương.

Quyền sở hữu công nghiệp hiểu theo nghĩa chủ quan

Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của một cá nhân, một pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Công ty Luật Hà Đô sẽ giúp cá nhân,  tổ chức bảo vệ được thành quả sáng chế của mình

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Công ty Luật Hà Đô sẽ giúp cá nhân,

tổ chức bảo vệ được thành quả thương hiệu của mình

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Với ý nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền sở hữu này phải phù hợp với pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, gồm: Các quyền nhân thân, quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng ngữ pháp các đối tượng đó.

Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp khi hiểu dưới góc độ quan hệ pháp luật, bao gồm đầy đủ các yếu tố hội tụ như chủ thể, khách thể, nội dung. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được hình thành trên cơ sở sự tác động các quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với các kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Như vậy, chủ thể của Quyền sở hữu công nghiệp là bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức như tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc tổ chức cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Khách thể của quyền sở hữu công nghiệp là các kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ được áp dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh như giải pháp hữu ích, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại. Nội dung thuộc quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đã được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

 

Trên đây, Công ty Luật Hà Đô đã chia sẻ đến bạn những thông tin về quyền sở hữu  công nghiệp được bảo hộ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Công ty Luật Hà Đô là đơn vị chuyên tư vấn dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chúng tôi có đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm và am hiểu về luật nên Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm. Chúng tôi cam kết mang đến sự chuyên nghiệp và hài lòng nhất cho Quý khách.

Nếu còn băn khoăn, thắc mắc xin Quý khách liên hệ với Luật Hà Đô qua tổng đài 1900 6280 hoặc email: infor@hado-law.com để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam