Công ty luật TNHH Hà Đô

Công bố tiêu chuẩn chất lượng

Công bố chất lượng hàng hoá không những nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mà còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường.

Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm sẽ tương ứng là cơ quan quản lý nhà nước khác nhau tiếp nhận hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Căn cứ các qui định của pháp luật việc công bố tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện ở các hình thức khác nhau:

  • Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá (tiêu chuẩn cơ sở);
  • Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn;
  • Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường.

Kiểm nghiệm: 

Hàng hóa, sản phẩm, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa khi muốn đưa vào sản xuất và công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng để được tiến hành lưu thông trên thị trường cần thông qua các quy trình về kiểm nghiệm bắt buộc.Tùy từng lĩnh vực mà yêu cầu cũng như quá trình kiểm nghiệm có sự khác nhau.

Công bố chất lượng sản phẩm:

Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp để sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Đồng thời, hoạt động công bố chất lượng sản phẩm là một cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về sản phẩm mà họ cung cấp.

Chứng nhận sản phẩm:

Chứng nhận sản phẩm/hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế... (Chứng nhận hợp chuẩn) là biện pháp mang đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng rằng sản phẩm / hàng hoá họ đang sử dụng phù hợp với một tiêu chuẩn cụ thể. Niềm tin này được đảm bảo vững chắc thông qua một quá trình đánh giá tổng thể bao gồm thử nghiệm, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và giám sát định kỳ.

Sản phẩm thực phẩm phải công bố bao gồm:

Sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc lá điếu, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam. Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này) và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Sản phẩm sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và các sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường, không bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm.

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước gồm:

  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (02 bản sao công chứng).  
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm(02 bản sao công chứng)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).    
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
  • 03 mẫu nhãn sản phẩm.   
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hoặc Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (CA): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan). Ghi chú: CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Bản chính hoặc bản sao y được hợp thức hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm  hoặc ISO 22.000 của công ty sản xuất
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân);
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hoặc Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Nội dung cơ bản Công ty Luật Hà Đô tư vấn và thực hiện:

  • Tư vấn điều kiện, thủ tục công bố;
  • Gửi mẫu đi kiểm nghiệm (trong trường hợp khách hàng chưa có phiếu kiểm nghiệm);
  • Soạn thảo hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện: 1900 62 80

Tìm hiểu ngay: Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam