Công ty luật TNHH Hà Đô

Đại diện theo ủy quyền và những điểm cần lưu ý

Khoản 1 điều  142 BLDS quy định: "Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện". Như vậy, người được ủy quyền là người đại diện cho người ủy quyền theo thỏa thuận giữa các bên.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý :

Thứ nhất : Chủ thể được phép tham gia với tư cách là người nhận ủy quyền chỉ có thể là cá nhân, con người cụ thể.

Đây là điểm đặc biệt vì trong đời sống pháp luật có rất nhiều chủ thể khác nhau. Đó có thể là một cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình hoặc pháp nhân, tổ chức, nhưng người đại diện cho tất cả những chủ thể này phải là một con người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật. (Xem khoản 5, điều 139 và được khẳng định lại ở điều 143 BLDS).

Thứ hai: Người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người khác khi thực hiện việc đại diện:

Mặc dù người đại diện có thể có những quyền năng rất lớn (theo thỏa thuận hoặc pháp luật cho phép) nhưng tất cả mọi công việc, hoạt động, hành vi của người đại diện luôn phải được thực hiện vì lợi ích của bên được đại diện. Người đại diện hoạt động không nhân danh chính bản thân mình và không được vì lợi ích của mình. Bản chất của đại diện đã là vì người khác, vì vậy người đại diện phải nỗ lực hết mình để thực hiện các công việc được đại diện sao cho có lợi nhất (trong điều kiện có thể), vì lợi ích của bên mà mình đã đại diện.

Thứ ba: Đối tượng của giao dịch ủy quyền chỉ đơn thuần là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện.

Khác với các giao dịch khác, đối tượng của Hợp đồng ủy quyền chỉ đơn thuần là các công việc, hay nói cách khác là các hành vi cụ thể (Điều 581 BLDS).  Có thể các công việc này có liên quan tới một tài sản nào đó, nhưng điều đó không có nghĩa tài sản này là đối tượng của giao dịch. Các nội dung được ủy quyền chỉ là những công việc, hành vi cụ thể. Cũng chính vì vậy mà người được ủy quyền không được phép vượt quá nội dung được ủy quyền, và sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người ủy quyền nếu vượt quá nội dung này.

Thứ tư: Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.

Trên thực tế, người đại diện thực hiện các công việc vì lợi ích của người được đại diện chứ không vì lợi ích của mình. Mặt khác, người được đại diện mới là người có quyền. Chính vì vậy, mọi vấn đề phát sinh từ quan hệ đại diện, dù là đại diện theo ủy quyền luôn tạo ra quyền và nghĩa vụ cho chính người được đại diện (Điều 139, 586, 587 BLDS).

Thứ năm: Phạm vi đại diện theo ủy quyền.

Trường hợp các bên lập hợp đồng ủy quyền để chỉ định người đại diện, thì người đại diện chỉ được phép thực hiện chính xác các công việc được ghi trong hợp đồng ủy quyền. Người đại diện không thể thực hiện các công việc không được ghi nhận. Đây là phạm vi mà người đại diện được phép thực hiện và không thể bước ra ngoài phạm vi này. Điểm đặc biệt là các công việc được ủy quyền được ghi như thế nào thì chỉ được phép làm chính xác như vậy. Không thể suy luận hay biện hộ rằng các công việc này có liên quan đến những công việc được ủy quyền thì được phép thực hiện.

Tham khảo: Dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận đầu tư Luật Hà Đô

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam