Công ty luật TNHH Hà Đô

Đặt tên doanh nghiệp - Khó hay dễ

Đặt tên doanh nghiệp - Khó hay dễ

Doanh nghiệp không thể được thành lập nếu không có tên gọi. Đây là một trong những căn cứ để nhận diện doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp có thể được đặt theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, địa điểm đặt trụ sở hoặc cũng có thể được đặt theo sở thích cá nhân của người thành lập doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp có quy định về cách đặt tên doanh nghiệp, tuy nhiên, thực tế không đơn giản để đưa ra được một cái tên “khai sinh” cho doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật.

Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Loại hình doanh nghiệp có thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) hoặc Công ty cổ phần (Công ty CP) hoặc công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,…Tên riêng công ty được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ F,J,Z,W và chữ số, ký hiệu.

Luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ các các trường hợp cấm trong đặt tên doanh nghiệp cụ thể:

Thứ nhất, Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.

Một tên hay thường được nhiều người yêu thích sử dụng là chuyện dễ hiểu. Luật doanh nghiệp 2014 quy định cấm tên tiếng việt, tên tiếng anh, tên viết tắt của doanh nghiệp trùng với doanh nghiệp đã đăng ký, trừ trường hợp doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Mặt khác, Luật doanh nghiệp 2014 còn quy định trường hợp tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn đó là tên riêng của công ty không được phân biệt với tên doanh nghiệp khác chỉ bằng các ký hiệu ( “&”, “.”, “+”, “-”, “_”) , các chữ cái J,W,F,Z, hoặc bởi các từ “tân “ ; “mới”; “Miền bắc”; “Miền Nam”, “Miền Đông”,…. Tuy nhiên, quy định cấm này không áp dụng đối trường hợp tổ chức hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ con.

Thứ hai, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị,….

Luật doanh nghiệp 2014 cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị  - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được các cơ quan trên chấp thuận.

Thứ ba, sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.

Theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch thì những tên vi phạm truyền thống lịch sử dân tộc bao gồm: sử dụng tên trùng tên danh nhân; tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược; tên những nhân vật lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ; tên nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, dân tộc. Ngoài ra, các trường hợp sử dụng từ ngữ, ký hiệu mang ý nghĩa dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, xúc phạm, lăng mạ, khiếm nhã,….đối với cá nhân, tổ chức khác; kỳ thị vùng miền dân tộc, tôn giáo, chủng tộc,…cũng bị cấm

Mặc dù luật doanh nghiệp 2014 đã quy định về tên doanh nghiệp cũng như các trường hợp cấm trong đặt tên doanh nghiệp, nhưng lại có quy định cho phép Phòng đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của Doanh nghiệp và quyết định của Phòng đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

 Chính vì vậy, chuyện đặt tên doanh nghiệp tưởng đơn giản mà lại có rất nhiều vấn đề cần chú ý. Với tư cách là nhà tư vấn luật, am hiểu các quy định của pháp luật, chúng tôi sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp lựa chọn tên doanh nghiệp cũng như thủ tục thành lập doanh nghiệp đúng với quy định của pháp luật.

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 62 80

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước

 

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam