Công ty luật TNHH Hà Đô

Xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội

Với sự phát triển của thông tin, truyền thông ngày càng nhanh chóng thì các trang mạng nói chung và Facebook nói riêng đã không còn đơn thuần là không gian riêng tư của mỗi người, từ diễn viên, công chức, doanh nghiệp và những người nổi tiếng... Nhiều người vẫn có thói quen thích gì viết nấy, nghĩ sao viết vậy trên Facebook. Những cơn bực tức, trút giận, bất đồng quan điểm… đều được đưa lên bằng các từ ngữ nặng nề. Ít người biết và tin rằng hành vi ấy có thể vô tình hoặc cố ý dẫn đến việc nói xấu, lăng mạ, làm nhục người khác…và sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự, chưa kể phần trách nhiệm dân sự.

Trước tình hình đó Luật Hà Đô trích dẫn một số quy định liên quan đến việc xử phạt vi phạm pháp luật như sau:

Xử phạt hành chính:  Những hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện).

Dân sự: Khi cá nhân, tổ chức bị xúc phạm hoặc bị vu khống có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu bộ thường thiệt hại, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại vật chất là dựa vào chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút để bồi thường. Còn thiệt hại về tinh thần là do các bên tự thỏa thuận, nếu không thể thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.(Điều 589 và 592 Bộ Luật Dân sự 2015).

Hình sự: Ngoài ra những hành vi liên quan đến việc nói xấu, lăng mạ, vu khống, làm nhục người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (khoản 1, điều 121 Bộ luật Hình sự 2009). Còn đối với hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (khoản 1, điều 122 Bộ luật Hình sự 2009).

Cơ quan quản lý nhà nước đưa ra rất nhiều chế tài xử phạt đối với những hành vi nói xấu, lăng mạ, làm nhục người khác trên mạng xã hội nhằm cảnh báo, răn đe những cá nhân, tổ chức … khi tham gia mạng xã hội. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức trước khi đăng tải thông tin nên suy xét kỹ trước không làm ảnh hưởng đến người khác và cũng như đưa mình vào tình huống vi phạm pháp luật.

Ngoài ra đối với các cá nhân, tổ chức khi bị nói xấu, lăng mạ, xúc phạm cũng cần nắm rõ các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Với tư cách là tổ chức tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức, Luật Hà Đô luôn luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành về pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Quý khách hàng.

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006280

 

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam