Công ty luật TNHH Hà Đô

LAO ĐỘNG NỮ TĂNG THÊM ĐẶC QUYỀN TỪ 01/01/2021

LAO ĐỘNG NỮ TĂNG THÊM ĐẶC QUYỀN TỪ 01/01/2021

Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 vẫn trên tinh thần của Bộ luật lao động 2012, giữ nguyên những đặc quyền, ưu tiên cho lao động nữ, nhất là đối với lao động nữ mang thai.

Ngoài ra Bộ luật lao động 2019 có nhiều thay đổi và bổ sung chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ  đặc biệt là 06 mục sau:

1. Được ưu tiên ký hợp đồng lao động mới khi hết hạn hợp đồng trong thời kỳ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Khoản 3 Điều 137 BLLĐ 2019)

  • Bộ luật lao động 2019 quy định mới với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

2. Tăng thời gian và mở rộng đối tượng lao động nữ được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ lao động (Khoản 2 Điều  137 BLLĐ 2019 so với Khoản 2 Điều 155 BLLĐ 2012)

  • Tại Bộ luật lao động 2012, quy định chỉ cho phép lao động nữ được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt thời gian lao động trong thời gian từ tháng thứ 7 đến khi sinh con, sang Bộ luật lao động 2019, thời gian này kéo dài từ khi mang thai cho đến khi con đủ 12 tháng tuổi.

3. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi mang thai (Điều 156 BLLĐ 2012 và Điều 138 BLLĐ 2019)

  • Bộ luật lao động 2019 quy định thêm về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian này hai bên có thể thỏa thuận dựa trên thời gian do cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

4. Lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (Khoản 5 Điều 139 BLLĐ 2019)

  • Bộ luật lao động 2019 quy định mới về hai đối tượng mới được đưa vào những chính sách cho người lao động nữ sau khi đã có quy định hợp pháp việc mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó kể cả khi không phải là người trực tiếp mang thai nhưng nhờ người khác mang thai hộ thì vẫn sẽ được hưởng chế độ khi con được sinh ra.

5. Khi quay trở lại làm việc sau nghỉ thai sản thì không bị thay đổi quyền, lợi ích (điều 140 BLLĐ 2019)

  • Bộ luật lao động 2019 quy định mới về việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản quay lại làm việc không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản

6. Quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ và yêu cầu của công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (Khoản 2 Điều 142 BLLĐ 2019) 

  • Bộ luật lao động 2019 quy định mới về danh mục nghề, công việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, khả năng sinh con của lao động nữ sẽ được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, khi có ý định ký kết hợp đồng làm việc trong những lĩnh vực này, người lao động nữ được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc để tham khảo.

 Ngoài ra những đặc quyền khác lao động nữ vẫn được giữ nguyên như về thời giờ làm thêm, không bị xử lý kỷ luật, nghỉ khám thai, ...

 Luật Hà Đô luôn đồng hành cùng quý khách hàng, cần thêm thông tin xin liên hệ hotline 1900 6280 để được hỗ trợ và giải đáp.

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam