Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Trong xã hội hiện nay bạo lực gia đình xẩy ra ở khắp cả nước, thành phố, nông thôn, thành thị… không phân biệt giàu, nghèo, trai hay gái.
Hành vi bạo lực gia đình có thể là đánh đập, chửi rủa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình,…đều bị coi là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của mỗi người được pháp luật bảo vệ. Đối với hành vi bạo lực gia đình, tùy vào mức độ hành vi, tính chất nguy hiểm và thiệt hại xảy ra để có mức phạt thích đáng. Vậy phải làm gì khi bản thân là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình ? người thực hiện hành vi trái pháp luật này sẽ bị pháp luật trừng trị như thế nào?
Theo quy định tại Điều 104, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
…
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Nếu đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên thì người thực hiện hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và tùy vào mức độ phạm tội để có khung hình phạt thích đáng.
Trường hợp không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự thì người thực hiện hành vi bạo lực sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013 xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó,
Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình sẽ bị phạt phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
…
Cũng như trách nhiệm về hình sự, trách nhiệm về dân sự cũng phụ thuộc vào mức độ thiệt hại xảy ra từ hành vi bạo lực và yêu cầu của người bị hại, thì sẽ phải bồi thường thiệt hại về mặt dân sự theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005.
Tin tức & Sự kiện
Thư viện pháp luật
Hoạt động của Luật Hà Đô