Công ty luật TNHH Hà Đô

Xâm phạm hình ảnh cá nhân

Hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân mà chưa được sự đồng ý, cho phép của người có hình ảnh nhằm gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm do lỗi từ hành vi trái pháp luật gây ra.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 :«  Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. »

Về trách nhiệm dân sự, khi có đủ căn cứ xác định có hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân, có thiệt hại xảy ra và việc chứng minh thiệt hại, thì người gây thiệt hại phải bồi thường tổn thất theo quy định của Bộ luật dân sự khi có yêu cầu của bên người bị hại :

«1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Trường hợp, có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho người bị hại.

Về trách nhiệm hình sự, việc sử dụng hình ảnh của người khác một cách trái phép nhằm mục đích bất chính như tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy thì có thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ căn cứ theo quy định tại Điều 253 BLHS sửa đổi bổ sung năm 2009 về Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ

“1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các vụ việc liên quan đến xâm phạm hình ảnh cá nhân chỉ ở mức bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào căn cứ, dấu hiệu, hành vi , lỗi, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam