Công ty luật TNHH Hà Đô

Trở thành cổ đông công ty sau ly hôn

Câu hỏi: Sau khi kết hôn, tôi có cùng một vài người bạn hợp tác thành lập Công ty cổ phần A, tôi là một trong các cổ đông sáng lập của công ty. Sau một thời gian, công ty của chúng tôi cũng đã phát triển ổn định. Hiện nay, do bất đồng quan điểm nên vợ chồng tôi quyết định ly hôn, yêu cầu Tòa án giải quyết và chia tài sản. Tôi muốn hỏi là cổ phần trong công ty có được phân chia như các tài sản chung khác hay không? Nếu vợ tôi được chia cổ phần thì có phải nghiễm nhiên trở thành cổ đông của công ty tôi không?

Trả lời:

Căn cứ: Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.

Như vậy, số tiền dùng để mua cổ phần là tài sản chung của vợ chồng thì số cổ phần đó xác định là tài sản chung vợ chồng.

Theo quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Cũng theo quy định tại Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Do đó, vợ, chồng có thể tự thỏa thuận chỉ một người sở hữu tài sản, cụ thể ở đây là cổ phần doanh nghiệp, còn một người nhận giá trị tài sản tính ra tiền mà không nhận cổ phần. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên không thống nhất được thì Tòa án sẽ chia cổ phần dựa trên các yếu tố được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Sau đó, trong quá trình thi hành án, bạn sẽ phải thực hiện các thủ tục chuyển nhượng cổ phần để vợ bạn trở thành cổ đông của công ty.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty luật Hà Đô. Mọi ý kiến, vướng mắc bạn vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6280 hoặc gửi thư qua hòm thư infor@hado-law.com để được nhận sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật sư của công ty.

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam