Công ty luật TNHH Hà Đô

Vay tín chấp bằng sổ hộ khẩu

Câu hỏi:

Cho em hỏi, trường hợp một người thân trong gia đình dùng sổ hộ khẩu đi vay tín chấp nếu không có khả năng trả nợ thì những người thân còn lại trong gia đình có bị ảnh hưởng gì không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 372, Bộ luật Dân sự 2005 thì việc vay tín chấp được xác định: “Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.

Trường hợp của bạn, người thân trong gia đình dùng sổ hộ khẩu để thực hiện việc vay tài sản không thuộc trường hợp vay tín chấp theo quy định. Do đó, để xác định được hậu quả pháp lý khi người vay không trả được nợ thì cần căn cứ vào những thỏa thuận giữa người vay và người cho vay. Từ đó mới có cơ sở xác định những người thân trong gia đình có bị ảnh hưởng gì hay không.

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam