Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 258/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt PCCC, phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy(PCCC), yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải nộp phí thẩm duyệt đến Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an); Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an các tỉnh (đối với các tỉnh chưa thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy).
Dưới đây là một số quy định chung về thời gian cũng như mức phí thẩm duyệt PCCC cần biết cho các dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:
1. Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là mức thu phí thẩm duyệt hay phí thẩm duyệt PCCC) đối với dự án xác định theo công thức sau:
Mức thu phí thẩm duyệt |
= |
Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt |
x |
Tỷ lệ tính phí |
Trong đó:
- Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo quy định tại Nghị định số 32/2015/ NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).
- Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án ghi trong Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:
Nit = Nib - { |
Nib - Nia |
x (Git - Gib)} |
Gia - Gib |
Trong đó:
- Nit là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).
- Git là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gia là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gib là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Nia là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).
- Nib là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).
3. Mức thu phí thẩm duyệt PCCC phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
4. Mức thu phí thẩm duyệt PCCC đối với dự án đầu tư xây dựng thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới hạng mục công trình được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.
Thẩm duyệt thiết kế PCCC
Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội
Thời gian nộp phí thẩm duyệt PCCC được tính bắt đầu từ thời điểm nộp đủ hồ sơ đề nghị thẩm duyệt đến thời điểm nhận kết quả thẩm duyệt theo giấy hẹn của cơ quan thẩm duyệt.
Đối với dự án thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1:500, thời gian nộp phí được tính từ thời điểm nộp đủ hồ sơ đề nghị thẩm duyệt đến khi cơ quan thẩm duyệt có văn bản trả lời về giải pháp PCCC theo giấy hẹn.
Trường hợp hồ sơ thiết kế dự án, công trình có từ 02 bước thiết kế trở lên, người nộp phí phải nộp 30% số tiền phí thẩm duyệt phải nộp từ khi nộp đủ hồ sơ đến trước khi cơ quan thẩm duyệt có văn bản trả lời về giải pháp PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở và nộp nốt 70% số tiền còn lại từ khi nộp đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) đến trước khi được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
Trên đây là những thông tin chung về thời gian và chi phí nộp phí thẩm duyệt thiết kế PCCC, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý để thực hiện theo đúng quy định.
Trường hợp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, các cá nhân, tổ chức có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Hà Đô để được các luật sư giàu kinh nghiệm của công ty tư vấn và hỗ trợ tận tình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Tìm hiểu ngay: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Tin tức & Sự kiện
Thư viện pháp luật
Hoạt động của Luật Hà Đô