Công ty luật TNHH Hà Đô

Người nước ngoài muốn mở một công ty thương mại xuất nhập khẩu ở việt nam

Hỏi

Người nước ngoài muốn mở một công ty thương mại xuất nhập khẩu về lĩnh vực máy tính, thì có thể trực tiếp đứng tên thành lập công ty ấy không? Nếu có, liệu có hạn chế gì với người nước ngoài hay không? Xin cám ơn!

Trả lời

Về quyền thành lập công ty:

Căn cứ vào khoản 1, Điều 13, Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì bạn của anh chị hoàn toàn có quyền thành lập công ty TNHH tại Việt Nam.

Theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Điều 7. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư

1. Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.

3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Do bạn của bạn muốn kinh doanh về lĩnh vực  xuất khẩu, nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, bạn của bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Hiện nay, thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với ngành nghề kinh doanh có điền kiện sẽ căn cứ vào quy mô vốn đầu tư của Dự án. Cụ thể như sau:

1. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

Theo Điều 46, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện là: (i) Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu); (ii) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; (iii) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); (iv) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; và (v) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng.

2. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47: “Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư”

Theo Điều 47, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện là: (i) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu); (ii) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; (iii) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); (iv) Giải trình kinh tế - kỹ thuật; (v) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; (vi) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường; và (vii) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Như vậy, việc thành lập công ty của bạn bạn sẽ phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Một số vấn đề cần lưu ý thêm về điều kiện thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bạn của bạn cần phải xin cấp phép về xuất khẩu, nhập khẩu

Bạn cũng có thể tham khảo thêm Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ.

Về quyền hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ theo:

+ Khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của doanh nghiệp.

+ Điều 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể cái gì. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu". Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan ...

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể:

 - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

Có thể bạn chưa biết: Quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam