Công ty luật TNHH Hà Đô

Bồi thường vi phạm hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia xác lập quan hệ lao động. Do đó, khi một bên không thực hiện/thực hiện không đầy đủ/ thực hiện không đúng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật sẽ được xem là hành vi vi phạm hợp đồng lao động. Một trong những hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm này là việc phải bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này Luật sư Luật Hà Đô muốn đề cập đến trường hợp cụ thể của bồi thường vi phạm hợp đồng lao động đó là “bồi thường khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật”.

Bồi thường vi phạm hợp đồng lao động


vi phạm hợp đồng lao động

Đối với Người sử dụng lao động, Điều 42  - Bộ Luật Lao động năm 2012  quy định chi tiết và cụ thể về “Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”. Đối với trường hợp của Người lao động, Điều 43 – Bộ luật lao động năm 2012 quy định chi tiết và cụ thể về “Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”.

Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế đối với các vụ việc mà Luật sư Luật Hà Đô đã giải quyết liên quan đến vấn đề này xuất hiện một số vướng mắc như:

Về phía Người sử dụng lao động: Một trong những nghĩa vụ là “nhận người lao động trở lại làm việc”. Thực tế, nhiều trường hợp không muốn nhận lại Người lao động làm việc khi đã đưa ra quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động. Khi đó, Người sử dụng lao động thường đồng ý phương án chi trả tiền bồi thường cho Người lao động để hoàn tất các thủ tục chấm dứt Hợp đồng lao động. Tuy nhiên, ngay cả khi đồng ý phương án bồi thường cho Người lao động thì cũng không ít trường hợp Người sử dụng lao động thực hiện quy trình, thủ tục bồi thường cũng không đúng. Điều này đôi khi có thể dẫn tới hệ quả phải chi trả tiền bồi thường bằng hai lần so với thỏa thuận do không phân biệt rõ ràng số tiền nào là tiền bồi thường, số tiền nào là tiền trợ cấp theo quy định.

Về phía Người lao động: Một vấn đề thường gặp đó là “bồi thường chi phí đào tạo khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”. Theo quy định, Người lao động chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì không phải bồi thường chi phí đào tạo.

Trong thực tế có một số doanh nghiệp đã và đang gặp phải vấn đề đó là, sau khi được đào tạo, được tiếp thu kiến thức về kinh doanh, về khoa học kỹ thuật thì Người lao động lại bỏ doanh nghiệp đã đài thọ cho mình đi học để tìm đến những doanh nghiệp khác với nhiều lý do khác nhau. Điều này làm cho doanh nghiệp “vừa mất người vừa mất của”.

Như vậy, trong thực tế áp dụng quy định của pháp luật, kể cả Người lao động và Người sử dụng lao động cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định. Đôi khi những hành vi tưởng chừng là đúng đắn lại có thể trở thành sai phạm do không tuân thủ trình trự của pháp luật về lao động nói chung và pháp luật về bồi thường khi vi phạm hợp đồng lao động nói riêng.

 bồi thường vi phạm hợp đồng lao động

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và kịp thời, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Luật Hà Đô theo tổng đài tư vấn 24/7: 1900 62 80

Luật sư – Điểm tựa pháp lý cho sự phát triển vững bền 

Tìm hiểu ngay: Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài 

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (04) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam