Công ty luật TNHH Hà Đô

Chia thừa kế - Những vấn đề pháp lý cần quan tâm

Chế định về thừa kế là một trong những chế định phức tạp của Bộ luật dân sự bởi lẽ đó là quy định của pháp luật nhằm xác lập quyền tài sản của người chết cho người sống. Pháp luật hiện hành quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Tuy nhiên trong thực tiễn không phải ai cũng có đủ nhận thức và năng lực hành vi để định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, vì vậy Luật quy định có 02 trường hợp thừa kế là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trong phạm vi bài viết này Luật sư Luật Hà Đô chỉ đề cập đến vấn đề thừa kế theo pháp luật và vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

Pháp luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm người để lại di sản chết, người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.

Khi chia thừa kế, không phải ai cũng có đủ nhận thức và năng lực hành vi để định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình

Chế định về phân chia thừa kế

Đồng tình với ý kiến của một số chuyên gia pháp lý, Luật sư Luật Hà Đô cho rằng: Thời hiệu yêu cầu về quyền thừa kế 10 năm kể từ ngày người để lại di sản chết là chưa hợp lý, chưa thực sự giải quyết triệt để một số trường hợp xảy ra trong thực tiễn. Mặc dù Tòa án nhân dân tối cao đã khắc phục tình trạng này bằng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 (gọi tắt Nghị quyết 02), theo đó, khi có tranh chấp về quyền thừa kế mà đã quá thời hạn 10 năm thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục chia tài sản chung, cụ thể như sau:

1. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết. và cần phân biệt như sau:

  • Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
  • Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
  • Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia thừa kế.

2. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Tuy nhiên, quy định trên của Nghị quyết vẫn không thể giải quyết triệt để vấn đề, vì, sau thời hạn 10 năm, để được Tòa án thụ lý giải quyết chia tài sản chung thì phải thỏa mãn hai điều kiện là “không có tranh chấp về hàng thừa kế” và “đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia”. Trong trường hợp các đồng thừa kế đang có tranh chấp với nhau thì Nghị quyết lại không đề cập tới cách thức giải quyết khi người đang quản lý và hưởng lợi từ di sản không ký vào yêu cầu chia di sản. Đây có thể coi là trường hợp khiếm khuyết điển hình của vụ việc chia thừa kế trong thực tiễn mà đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Để giải quyết triệt để vấn đề, khắc phục được những vướng mắc, bất cập nêu trên, Luật sư Luật Hà Đô cho rằng nên sửa đổi quy định của pháp luật theo hướng kéo dài thời hiệu yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế từ 10 năm thành 30 năm. Đồng thời cho phép Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc khi có một yêu cầu của người có quyền thừa kế hợp pháp./.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và kịp thời, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Luật Hà Đô theo tổng đài tư vấn 24/7: 1900 62 80

Luật sư – Điểm tựa pháp lý cho sự phát triển vững bền

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc /   Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (04) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam