Công ty luật TNHH Hà Đô

Luật sư bào chữa

Một trong các kỹ năng quan trọng của luật sư bào chữa cần nâng cao và đổi mới mà Luật sư Luật Hà Đô muốn đề cập trong bài viết này

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoà mình vào dòng chảy của xu thế toàn cầu hoá, pháp luật Việt Nam đang ngày một hoàn thiện để vừa có thể đáp ứng được môi trường thành viên của tổ chức thương mại thế giới, lại có thể đạt được mục tiêu trở thành Nhà nước pháp quyền.

Nghề luật sư ở Việt Nam ngày nay cũng đòi hỏi phải có sự nâng cao và đổi mới để hội nhập. Một trong các kỹ năng quan trọng của luật sư cần nâng cao và đổi mới mà Luật sư Luật Hà Đô muốn đề cập trong bài viết này là “Kỹ năng lập luận và tranh luận của Luật sư”.

Luật sư bào chữa

Thứ nhất, với luật sư bào chữa cần phân biệt rõ lập luận và ngụy biện trong tranh luận:

Lập luận: Xuất phát từ tiền đề (những sự kiện, chân lý được mọi người thừa nhận), dựa trên những lý lẽ chúng ta đi tới những kết luận – đó là lập luận. Có hai loại lập luận: lập luận để chứng minh một chân lý và lập luận để thuyết phục.

Loại lập luận thứ nhất thuộc logic hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hoá học… dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.

Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ. Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lôgích đời thường: “ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả, “trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là lý lẽ về dòng dõi. Đó là những lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc logic phi hình thức.

Nguỵ biện: Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai.

Đánh tráo khái niệm là một cách nguỵ biện phổ biến trong quá trình lập luận.

Tranh luận: Là một cuộc bàn cãi để tìm hiểu về phải trái, đúng sai giữa các bên. Nhưng tranh luận không có nghĩa là một cuộc đấu khẩu chửi bới không luật lệ giữa các bên vốn có niềm tin vững chắc vào quan điểm riêng của mình. Trái lại, tranh luận có những quy tắc nghiêm ngặt và các kỹ năng tranh cãi khá phức tạp; và đôi khi bạn phải đứng vào vị trí phản đối điều mà ngày thường bạn vẫn luôn tin tưởng là đúng.

Thứ hai, với luật sư bào chữa cần tôn trọng và thực thi các nguyên tắc:

  • Tôn trọng ý kiến của người khác
  • Đặt mình vào hoàn cảnh người khác
  • Thừa nhận sai lầm ở mức độ nhất định
  • Bắt đầu một cách nhẹ nhàng và chậm rãi
  • Dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm chung nhất
  • Để đối phương có cơ hội lên tiếng trên cơ sở những quan điểm đồng ý
  • Trình bày luận điểm cá nhân thể hiện đó là quan điểm của mọi người
  • Luôn là người cởi mở và chân thành
  • Bày tỏ sự cảm thông nhất định với một số mong muốn của đối phương
  • Luôn thẳng thắn
  • Dần dần thiết lập các luận cứ vững chắc
  • Lần lượt đưa ra các khó khăn, thách thức
  • Tỏ ra lạnh lùng ở mức độ nhất định
  • Biết dừng lại đúng lúc

luat su bao chua

Thứ ba, luật sư bào chữa luôn luôn cần chuẩn bị để phản bác:

Lý luận logic không thể thành công bằng cách chỉ biết khẳng định rằng đối phương lập luận sai. Luật sư cần chỉ ra TẠI SAO đối phương lại sai. Cách tốt nhất là nhặt một ý chính trong lập luận của đối phương và chứng minh rằng nó không có ý nghĩa hoặc không có căn cứ. Người tham gia tranh luận sẽ phải suy nghĩ rất nhiều, đồng thời rất nhanh trong việc làm này, đây chính là điểm khó khăn nhất và đồng thời cũng là hấp dẫn nhất của cuộc tranh luận.

Hãy cố gắng chứng minh bằng logic thuyết phục những điểm quan trọng nhất trong lập luận của đối phương là sai hoặc là không có căn cứ xác đáng. Để thực hiện tốt công việc này không cách nào khác ngoài việc Luật sư phải rèn luyện thường xuyên.

Hãy luôn để ý để nắm bắt sơ bộ về dàn ý dự kiến phản bác nhưng đừng phản bác cho tới khi những nội dung đó đã được trình bày. Để chuẩn bị tốt cho quá trình phản bác, tìm ra những điểm yếu trong lập luận của đối phương thôi chưa đủ, Luật sư còn cần một kỹ năng sắp xếp logic và một khả năng thuyết trình tốt.

Thứ tư, thuyết trình và thực hành thuyết trình là kỹ năng thiết yếu với luật sư bào chữa:

Có nhiều kỹ thuật khác nhau mà mỗi người thuyết trình có thể dùng trong bài phát biểu của mình, nhưng có ba điểm chính mà Luật sư sẽ được đánh giá đó là "nội dung", "phương pháp" và "thái độ":

  • Nội dung là những gì được nói ra và là chất liệu của bài phát biểu.
  • Phương pháp là cách thức tổ chức để diễn đạt điều muốn nói.
  • Thái độ là sự bày tỏ tiếng nói từ trong tâm. Không có bất kỳ một "khuôn mẫu" dành cho thái độ khi trình bày bởi nó phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể và phản ứng cụ thể của bản thân mỗi người.

Theo quan điểm của Luật sư Luật Hà Đô, nếu bạn có khả năng lập luận và tranh luận tốt, bạn sẽ có khả năng để trở thành một luật sư giỏi. Tuy nhiên, điều ngược lại chưa chắc đã là đúng.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và kịp thời, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Luật Hà Đô theo tổng đài tư vấn 24/7: 1900 62 80

Luật sư – Điểm tựa pháp lý cho sự phát triển vững bền

 

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (04) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam