Công ty luật TNHH Hà Đô

Quyền nuôi con khi ly hôn

Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, nó đem lại những hệ quả nhất định không chỉ liên quan tới vợ hoặc chồng mà còn cả người thứ ba - con cái. Vấn đề nuôi con khi ly hôn là một hệ quả như vậy.

Về nguyên tắc, các bên đương sự có thể được tự do thỏa thuận trong việc nuôi con và được tòa án ghi nhận vào bản án, quyết định. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc sẽ giao cho người mẹ nuôi (trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác).

Quyền nuôi con khi ly hôn

 Quyền nuôi con khi ly hôn

Các bên đương sự vẫn có quyền cũng như nghĩa vụ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy nhiên, theo Luật sư Luật Hà Đô thì quy định như vậy mặc dù mang tính văn minh nhưng thực tế đôi khi không diễn ra như vậy. Bởi lẽ, khi đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được dẫn tới việc ly hôn có nghĩa rằng tình cảm vợ chồng đã không còn. Khi đó việc thường xuyên qua lại chăm sóc con cái chắc chắn gặp phải sự phản đối nhất định từ phía người đang nuôi dưỡng con.

Pháp luật có quy định người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Trong thực tế giải quyết vụ việc, Luật sư Luật Hà Đô nhận thấy vấn đề này tương đối phức tạp đối với trường hợp “người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng”. Hay Tòa án phán quyết người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện cấp dưỡng hàng tháng trong khi người có quyền nuôi con yêu cầu thực hiện cấp dưỡng một lần. Cả hai vấn đề này đều cần có quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa trong công tác thực tiễn.

Quyền nuôi con khi ly hôn 1

Một mặt nữa của vấn đề là: tuy giành được quyền nuôi con, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người được nuôi con không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con và việc thay đổi này cũng phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên (Điều 84 Luật HN&GĐ 2014).

Thực trạng giải quyết vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn có những trường hợp tranh chấp rất quyết liệt, ảnh hưởng lớn tới tâm lý trẻ nhỏ. Mặc dù pháp luật luôn hướng tới việc bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em và phụ nữ, nhưng tựu chung lại người thiệt thòi nhất vẫn là trẻ nhỏ.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và kịp thời, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Luật Hà Đô theo tổng đài tư vấn 24/7: 1900 62 80

Luật sư – Điểm tựa pháp lý cho sự phát triển vững bền

 

 

 

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (04) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam