Công ty luật TNHH Hà Đô

Khiếu kiện, khiếu nại đất đai

Khiếu nại, khiếu kiện về đất đai luôn là chủ đề ‘nóng’ trên các mặt báo và nghị trường trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong 528 vụ việc tồn đọng kéo dài, khiếu nại về đất đai là 422 vụ việc (chiếm 79,9%). Trong đó, có những vụ việc kéo dài trên 20 năm, đã qua nhiều cấp, nhiều ngành và hầu hết đều có tới 3 đến 4 quyết định giải quyết hành chính nhưng do không thỏa mãn với quyết định nên người dân tiếp tục khiếu kiện lên cấp cao hơn.

Có thể dễ dàng nhận thấy ‘sức nóng’ của vấn đề qua thống kê nội dung hỏi đáp trên các trang thông tin điện tử của một số website chính thống như: Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; Tổng cục quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cổng thông tin điện tử của UBND một số tỉnh, huyện có tốc độ đô thị hóa cao (như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, …), …

Tuy nhiên, khi tiến hành các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai, theo quan điểm của Luật sư Luật Hà Đô trước hết người khiếu nại, khiếu kiện cần nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2013 quy định một trong những quyền chung của người sử dụng đất là “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai” (Điều 166 – Luật Đất đai năm 2013).

Khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

Khiếu nại đất đai, tranh chấp đất đai

 Đối với tranh chấp đất đai, các bên đương sự nhất thiết phải thông qua thủ tục hòa giải. Điểm khác biệt giữa Luật Đất đai năm 2013 so với các quy định của pháp luật đất đai trước đây về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đó là “Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp: (i) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; hoặc (ii) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” (Điều 203 – Luật Đất đai năm 2013). Việc lựa chọn hình thức giải quyết trong trường hợp này đòi hỏi đương sự: phải phân tích và đánh giá được hồ sơ pháp lý; am hiểu trình tự thủ tục giải quyết tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền và thủ tục giải quyết tại tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Qua đó, đương sự mới có thể quyết định lựa chọn phương thức giải quyết tốt nhất cho cho mình.

Khiếu kiện, khiếu nại đất đai

Đối với quyết định hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước thì khi có đủ cơ sở “người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai” (Điều 204 – Luật Đất đai năm 2013). Tuy nhiên, để thực hiện được quyền này đòi hỏi người tiến hành phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tế giải quyết vụ việc để có thể xử lý các vấn đề liên quan đến thời hiệu, thời hạn và các tình huống tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo quan điểm của Luật sư Luật Hà Đô, để giải quyết vấn đề này trong thực tiễn rất phức tạp, thông thường cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng căn cứ pháp lý trước khi tiến hành vụ việc. Bởi lẽ, nếu không có kinh nghiệm thực tiễn, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể đưa vụ việc vào tình trạng mất phương hướng và khiến tiến trình xử lý bị kéo dài .

khiếu kiện đông người gây mất trật tự

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và kịp thời, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Luật Hà Đô theo tổng đài tư vấn 24/7: 1900 62 80

Luật sư – Điểm tựa pháp lý cho sự phát triển vững bền

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc /   Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (04) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam