Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay được biết đến với cái tên ngắn gọn “sổ đỏ” (sau đây gọi tắt là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Trong những năm gần đây, mặc dù thủ tục xin cấp sổ đỏ đã được tinh giản và cải cách ở mức tối ưu, người dân khi trực tiếp tiến hành thủ tục đã không còn gặp trở ngại như trước. Về cơ bản, trình tự, thủ tục xin cấp sổ đỏ được tiến hành như sau:
Trước khi tiến hành công việc này người xin cấp sổ đỏ cần phân biệt rõ trường hợp xin cấp sổ đỏ là cấp đổi, đính chính, đăng ký biến động, hợp thửa, chia, tách hay cấp sổ đỏ lần đầu để lập hồ sơ và kê khai các nội dung tương ứng.
Người xin cấp sổ đỏ tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh nếu là trường hợp xin cấp cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Trường hợp còn lại nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất và nhà cấp quận, huyện.
Thông thường, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn và kiểm tra đầy đủ hồ sơ mới tiến hành tiếp nhận của người nộp. Đối với những trường hợp phức tạp cần giải trình như: sự biến động về diện tích, ranh giới; có sự thay đổi về người sử dụng đất; công nhân sự thỏa thuận hoặc theo phán quyết của cơ quan Nhà nước khác; … thì người xin cấp sổ đỏ phải nắm rõ được các quy định của pháp luật để giải trình đúng và đủ nội dung yêu cầu, tránh trường hợp phải đáp ứng những yêu cầu giải trình của cơ quan thẩm định cấp sổ đỏ không nằm trong quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác xin cấp sổ đỏ.
Thực tế ghi nhận một trong các trường xảy ra trong thực tế mà pháp luật còn chưa quy định rõ ràng khiến người có nhu cầu xin cấp sổ đỏ gặp nhiều khó khăn như: Đăng ký tài sản trên đất khi không có hồ sơ xây dựng; đăng ký đồng chủ sở hữu trong trường hợp đất không đủ điều kiện tách thửa; hợp pháp hóa hồ sơ chứng minh quyền sử dụng đất; chia, tách, hợp nhất thửa đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; công nhận hạn mức đất ở trong trường hợp không xác định rõ diện tích đất ở với thửa đất có vườn, ao liền kề;…
Theo Luật sư Luật Hà Đô nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng ‘khó khăn’ trong công tác xin cấp sổ đỏ đó là tính hành chính ‘xin – cho’ luôn tồn tại hiện hữu. Có thể thấy rõ điều này qua việc phân tích quy định của pháp luật hiện hành đối với trường hợp xin cấp sổ đỏ cụ thể mà người sử dụng đất không có hoặc có mà không đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp. Đa phần, trong trường hợp này pháp luật quy định phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa quy định rõ trình tự và căn cứ xác nhận cũng như nghĩa vụ cụ thể của UBND cấp xã trong việc bảo đảm quyền của người sử dụng đất.
Mặt khác, việc xin cấp sổ đỏ không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục hành chính. Trong thực tiễn giải quyết vụ việc của Luật sư Luật Hà Đô ghi nhận một số trường hợp để thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ trước đó phải giải quyết vụ việc liên quan như: thừa kế, hôn nhân gia đình, đồng sở hữu, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người thứ ba, …
Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và kịp thời, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Luật Hà Đô theo tổng đài tư vấn 24/7: 1900 62 80
Luật sư – Điểm tựa pháp lý cho sự phát triển vững bền
Tìm hiểu thêm: Hồ sơ và thủ tục thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh
Tin tức & Sự kiện
Thư viện pháp luật
Hoạt động của Luật Hà Đô