Công ty luật TNHH Hà Đô

Tư vấn kiểm tra sau thông quan

Tư vấn kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là hoạt động rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, soát xét lại dữ liệu trước khi cung cấp cho cơ quan Hải quan. Vậy cụ thể kiểm tra chất lượng sau thông quan là gì? Tại sao phải kiểm tra?,... Cùng Luật Hà Đô tìm hiểu các nội dung này qua bài viết dưới đây nhé!

 

Tư vấn kiểm tra sau thông quan

 

Công ty Luật Hà Đô chia sẻ các thông tin và tư vấn kiểm tra sau thông quan với các nội dung sau, nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ và tránh các sai sót trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra.

Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan là hoạt động được cơ quan hải quan thực hiện đối với doanh nghiệp nhằm kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ, tài liệu, hàng hoá so với thông tin doanh nghiệp đã khai báo hải quan. Thông qua việc kiểm tra các chứng từ hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa; chứng từ bộ phận kế toán, chứng từ thanh toán ngân hàng của các lô hàng đã thông quan, kiểm tra hàng hóa nếu còn điều kiện chưa tiêu thụ hết. Cụ thể: cơ quan hải quan sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra lại bộ hồ sơ hàng hóa, sau khi hàng đã được thông quan. Việc kiểm tra này được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã thông quan hàng hoá, vì vậy được gọi là “kiểm tra sau khi thông quan”. 

 

Tư vấn kiểm tra sau thông quan - Liên hệ tổng đài: 1900 6280

 

Tư vấn kiểm tra sau thông quan - Liên hệ tổng đài: 1900 6280

Mục đích kiểm tra sau thông quan là gì?

Mục đích của việc kiểm tra sau khi thông quan của các doanh nghiệp, công ty là để kiểm tra việc chấp hành luật hải quan, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu, để ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế. Thông qua việc kiểm tra này, cơ quan hải quan có căn cứ để phát hiện, ngăn chặn tình trạng gian lận trốn thuế cũng như hành vi vi phạm luật hải quan và vi phạm chính sách mặt hàng.

Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để thông quan nhanh, giải phóng hàng sớm, cũng dẫn đến nhiều bất cập, tạo ra lỗ hổng. Bởi vậy khâu hậu kiểm được coi là giải pháp để ngăn chặn các hành vi vi phạm luật hải quan, vi phạm chính sách khách hàng và gian lận trốn thuế.

Trong trường hợp hải quan nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai trong quá trình làm thủ tục, nhưng lại chưa đủ cơ sở để bác bỏ về giá trị khai báo. Bởi vậy, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho công ty, doanh nghiệp lựa chọn một trong hai hình thức:

- Có thể làm tham vấn giá ngay.

- Không tham vấn giá mà để kiểm tra sau.

Theo tư vấn kiểm tra sau thông quan, các doanh nghiệp, công ty sẽ chọn cách thứ hai để giải phóng hàng nhanh, tránh lưu kho, lưu bãi. Do đó việc hải quan kiểm tra lại hồ sơ lô hàng sẽ được thực hiện sau khi thông quan.

Như vậy, mục đích của việc kiểm tra sau khi thông quan chủ yếu là để đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ và doanh nghiệp không khai sai để trốn thuế.

Đối tượng của hoạt động KTSTQ

Đối tượng của hoạt động này bao gồm: các doanh nghiệp, công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, các đơn vị ủy thác xuất nhập khẩu, đại lý khai thuế hải quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh.

Sau khi đã xác định được đối tượng kiểm tra cụ thể, cơ quan hải quan sẽ thực hiện đề xuất kiểm tra và tiếp tục tiến hành thu thập, phân tích thông tin dữ liệu, chi tiết và toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn.

Phạm vi và nội dung kiểm tra

Phạm vi: Theo quy định, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tất cả các chứng từ, sổ sách trong thời gian 5 năm về trước kể từ ngày ghi trên quyết định KTSTQ. Ngoài ra, cơ quan hải quan có thể yêu cầu các chứng từ trong giai đoạn trước thời điểm 5 năm nếu như không đủ căn cứ để đưa ra các con số cụ thể.

Nội dung: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung sau: chứng từ của bộ phận kế toán, bộ phận kho, bộ phận xuất nhập khẩu, sản xuất cùng một số nội dung có trên quyết định KTSTQ.

 

Tư vấn kiểm tra sau thông quan

 

Tư vấn kiểm tra sau thông quan

Địa điểm và thời gian thực hiện kiểm tra

Hoạt động kiểm tra sau khi thông quan có thể được thực hiện tại các địa điểm sau đây:

- Tại trụ sở Chi cục Hải quan (nơi khai báo hải quan)

- Tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan

- Tại trụ sở người khai hải quan (doanh nghiệp)

Thời gian thực hiện kiểm tra được quy định cụ thể như sau:

- Thời hạn kiểm tra tại trụ sở Chi cục Hải quan, Chi cục KTSTQ theo quyết định kiểm tra, tuy nhiên tối đa không qúa 05 (năm) ngày làm việc.

- Thời hạn kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo quyết định kiểm tra và tối đa không quá 10 (mười) ngày làm việc.

Tư vấn kiểm tra sau thông quan uy tín tại Luật Hà Đô

Công tác thực hiện kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ phức tạp. Nó cần nhiều nhiều thời gian, đòi hỏi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Doanh nghiệp cần nắm vững quy định về hạch toán thể hiện nguồn gốc hàng hóa; lập phiếu ghi chép; phương thức thanh toán; chi phí giá vốn hàng hóa; chi phí cấu thành cùng nhiều nghiệp vụ phức tạp khác. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn trong quá trình KTSTQ. Do đó, để đảm bảo doanh nghiệp của bạn chấp hành đầy đủ các quy định của luật hải quan, không bị xử phạt hay vi phạm các lỗi nên tìm một dịch vụ hỗ trợ uy tín. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng.

Hiểu rõ được những khó khăn của các doanh nghiệp, Luật Hà Đô cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm tra sau thông quan nhanh chóng, uy tín và trọn gói. Giờ đây KTSTQ không còn nỗi ám ảnh quá lớn. Bởi Luật Hà Đô sẽ phối hợp thật chặt chẽ với khách hàng, để quá trình thực hiện kiểm tra được diễn ra thuận lợi.

Luật Hà Đô cần khách hàng cung cấp

Mô hình hoạt động của doanh nghiệp; Loại hình kinh doanh; Tình hình sản xuất và kinh doanh;

Tình trạng hoạt động kế toán; Hệ thống kế toán; Các chứng từ kế toán; Hệ thống kho bãi; Giá trị hàng hóa;

Thông tin đơn vị xuất khẩu hàng hóa;

Danh mục các hàng hóa nhập khẩu và các giấy tờ và chứng từ có liên quan. Ví dụ như: Hợp đồng thương mại; Hóa đơn thương mại, vận đơn cùng tất cả chứng từ khách do đơn vị xuất khẩu phát hành;

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước KTSTQ?

Doanh nghiệp khi nhận được quyết định KTSTQ, cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo thời gian làm việc được nhanh chóng và thuận lợi:

- Cần đọc kỹ quyết định kiểm tra và đặc biệt lưu ý các thông tin sau: thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra.

- Cần xác định rõ các yêu cầu theo quyết định KTSTQ.

Thông thường, đối với các doanh nghiệp chế xuất, sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu cần lưu ý chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu, dự liệu sau:

  • + Lập bảng kê danh sách tất cả các tờ khai hải quan phát sinh trong kỳ kiểm tra.
  • + Lập bảng kê danh sách tờ khai hải quan theo loại hình (như sản xuất xuất khẩu, gia công, tạm nhập-tái xuất...vv)
  • + Chuẩn bị bộ chứng từ khai báo hải quan (như: hợp đồng, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ,...) tương ứng với số lượng tờ khai theo danh sách thống kê.
  • + Định mức sản xuất hàng xuất khẩu, định mức gia công trong kỳ kiểm tra.
  • + Báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm dở dang, sản phẩm dở dang, sản phẩm tồn kho,... trong kỳ kiểm tra.
  • + Lập bảng thống kê khai báo HS code (mã hàng hoá) đối với toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu trong kỳ kiểm tra.
  • + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho đã được phản ánh trong báo cáo tài chính năm. Sổ sách, chứng từ kế toán theo dõi quá trình nhập kho, xuất kho, mua bán hàng hoá trong nước,...vv.

Trên đây, Công ty Luật Hà Đô đã chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh việc KTSTQ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Trong trường hợp bạn cần tư vấn về KTSTQ, có thể liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900.62.80 để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.

Xem thêm: Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất 2022

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam