Zeolite là một loại vô cơ được tìm thấy trong tự nhiên (khoảng 40 cấu trúc zeolit khác nhau và một số được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đi từ Si, Al riêng lẻ, cao lanh (200 loại zeolit tổng hợp) chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học cũng như công nghiệp với vai trò chính là chất xúc tác, chất hấp phụ và trao đổi ion.
Với công nghệ mang tính đột phá, các chuyên gia ĐH Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công trong việc biến khoáng sét thiên nhiên ở Việt Nam thành vật liệu zeolite. Zeolite có tác dụng hấp phụ các ion kim loại, amoni, H2S, NO2, NO, và các chất hữu cơ độc hại, đặc biệt có khả năng tách ion phóng xạ từ các chất thải phóng xạ và làm sạch môi trường không khí.
Chính vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã có dự án liên kết với các nhà khoa học Việt Nam và các nhà máy sản xuất Zeolite ở Việt Nam để điều chế, tăng hiệu quả của sản phẩm Zeolite Việt Nam nhằm cung cấp thực hiện dự án xử lý chất phóng xạ và ô nhiễm môi trường sau trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 và thảm họa từ việc rò rỉ chất phóng xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Hình ảnh thảm họa sau động đất, sóng thần
Hình ảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Công ty Luật Hà Đô với kinh nghiệm về xúc tiến thương mại quốc tế, tư vấn triển khai dự án ODA với các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản, chúng tôi đã được đánh giá và lựa chọn làm đối tác tư vấn pháp luật cũng như đồng triển khai thực hiện dự án xuất khẩu Zeolite từ Việt Nam sang Nhật Bản.
Qua đây, chúng tôi cũng tự hào về các nhà khoa học của Đại học bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu và điều chế thành công từ đất sét thành sản phẩm Zeolite vừa có giá trị thương mại cao, đồng thời góp phần vào việc xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất phóng xạ góp phần cùng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản nhanh chóng khắc phục sự cố ô nhiễm tại Nhật Bản trong suốt thời gian qua.
Tin tức & Sự kiện
Thư viện pháp luật
Hoạt động của Luật Hà Đô