Công ty luật TNHH Hà Đô

Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30/1/2013 về việc hướng dẫn tiêu chí đánh giá đề tài, dự án thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

Thông tư  số 04/2013/TT-BKHCN do  Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30/1/2013 về việc hướng dẫn tiêu chí đánh giá đề tài, dự án thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ 

——-
———-
Số: 04/2013/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
———–
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020

 
 
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu chí đánh giá đề tài, dự án thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này ban hành tiêu chí đánh giá đề tài, dự án thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011.
2. Thông tư này áp dụng với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan đến việc quản lý và thực hiện đề tài, dự án thuộc Chương trình.

Điều 2. Tiêu chí đánh giá đề tài, dự án thuộc Chương trình

1. Tiêu chí gồm tập hợp các chỉ tiêu dùng để đánh giá mục tiêu, nội dung, kết quả và trình độ, năng lực của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đề tài, dự án thuộc Chương trình.
2. Tiêu chí đánh giá đề tài, dự án nghiên cứu phát triển công nghệ được quy định tại Phụ lục 1; Tiêu chí đánh giá đề tài, dự án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia, xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ được quy định tại Phụ lục 2; Tiêu chí đánh giá đề tài, dự án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Ban Chủ nhiệm Chương trình, Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ và các đơn vị chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, thực hiện Thông tư này.
2. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ Tiêu chí đánh giá đề tài, dự án và các quy định hiện hành hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trực thuộc đề xuất đề tài, dự án và đánh giá, tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện đề tài, dự án thuộc Chương trình.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
4. Tiêu chí ban hành kèm theo Thông tư này được định kỳ xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực hiện Chương trình. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung./.

 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Viện klểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT, ƯDPTCN (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Chu Ngọc Anh

 

PHỤ LỤC 1

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Tiêu chí đánh giá đề xuất đề tài/dự án

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung của Chương trình
1. Mức độ phù hợp của đề tài/dự án
1.1. Kết quả của đề tài/dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình
1.2. Tính cấp thiết và kết quả đề tài/dự án góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ
2. Tính khả thi về công nghệ
2. Kết quả của đề tài/dự án
2.1. Đổi mới quy trình, cải tiến quy trình
2.2. Đổi mới sản phẩm, cải tiến sản phẩm
3. Tính khả thi về thương mại
3. Tính khả thi về thị trường
3.1. Khả năng cạnh tranh của quy trình/sản phẩm
3.2. Khả năng phát triển thị trường của quy trình/sản phẩm
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp*
4. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp
4.1. Kinh nghiệm quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ
4.2. Nguồn tài chính và cơ sở hạ tầng
5. Năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
5.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
5.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp
* Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp là cơ sở để xem xét giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

2. Tiêu chí đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp đề tài

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Tính khả thi của đề tài
1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình
1.1. Mục tiêu, nội dung của đề tài góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình
1.2. Kết quả đề tài góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ
2. Phương thức thực hiện
2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện đề tài
2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu
3. Kế hoạch triển khai
3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất
4. Phương án tài chính
4.1. Khả năng tiếp cận các nguồn lực có liên quan
4.2. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
4.3. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước
5. Phương án hợp tác nghiên cứu
5.1. Phương án hợp tác với các tổ chức R&D, trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển
5.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài
2. Tính khả thi về công nghệ
6. Mức độ đổi mới công nghệ
6.1. Tạo ra quy trình mới
6.2. Cải tiến quy trình
6.3. Sửa đổi quy trình hiện có
7. Mức độ đổi mới sản phẩm
7.1. Tạo ra sản phẩm mới
7.2. Cải tiến sản phẩm
7.3. Sửa đổi sản phẩm
8. Nâng cao năng lực quản lý/ nghiên cứu
8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức
8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ
3. Tính khả thi về thương mại
9. Tính khả thi về thị trường
9.1. Khả năng ứng dụng kết quả
9.2. Khả năng cạnh tranh của quy trình/sản phẩm
9.3. Khả năng phát triển thị trường của quy trình/sản phẩm
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp
10. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp
10.1. Kinh nghiệm quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ
10.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng
11. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
11.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
11.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp
 

3. Tiêu chí đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp dự án

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Tính khả thi của dự án
1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình
1.1. Mục tiêu, nội dung của dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình
1.2. Khả năng đóng góp vào các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ
2. Phương thức thực hiện
2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện dự án
2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu
3. Kế hoạch triển khai
3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất
4. Phương án tài chính
4.1. Khả năng tiếp cận các nguồn lực có liên quan
4.2. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
4.3. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
5. Phương án hợp tác nghiên cứu
5.1. Phương án hợp tác với các tổ chức R&D, trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển
5.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài
2. Tính khả thi về công nghệ
6. Mức độ đổi mới công nghệ
6.1. Tạo ra quy trình mới
6.2. Cải tiến quy trình
6.3. Sửa đổi quy trình hiện có
7. Mức độ đổi mới sản phẩm
7.1. Tạo ra sản phẩm mới
7.2. Cải tiến sản phẩm
7.3. Sửa đổi sản phẩm
8. Nâng cao năng lực quản lý/ nghiên cứu
8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức
8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ
3. Tính khả thi về thương mại
9. Tính khả thi về thị trường
9.1. Khả năng ứng dụng và phương án khai thác kết quả
9.2. Khả năng cạnh tranh của quy trình/sản phẩm
9.3. Khả năng phát triển thị trường của quy trình/sản phẩm
10. Tính khả thi về kinh tế
10.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp do áp dụng kết quả dự án
10.2. Khả năng thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp*
11. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp
11.1. Kinh nghiệm quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ
11.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng
12. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
12.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
12.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp
 

PHỤ LỤC 2

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CÔNG NGHỆ, LỘ TRÌNH CÔNG NGHỆ

VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Tiêu chí đánh giá đề xuất đề tài/dự án

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Sự phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình
1. Mức độ phù hợp của đề tài/dự án
1.1. Kết quả của đề tài/dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình
1.2. Tính cấp thiết và kết quả đề tài/dự án góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ
2. Tính khoa học, thực tiễn
2. Mức độ phù hợp, khả thi của thiết kế đề tài/dự án
2.1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện, dự kiến sản phẩm đối với đề tài/dự án
2.2. Phạm vi, đối tượng triển khai; nội dung, kế hoạch thực hiện; phương pháp tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện đề tài/dự án
3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng
3. Chất lượng sản phẩm và khả năng ứng dụng
3.1. Sự hợp lý về yêu cầu, chỉ tiêu đối với sản phẩm và phạm vi ứng dụng
3.2. Khả năng ứng dụng; quy mô triển khai của sản phẩm
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp*
4. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp*
4.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện đề tài/dự án
4.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng
5. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
5.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
5.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp
* Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp là cơ sở để xem xét lựa chọn tổ chức, cá nhân giao trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ

2. Tiêu chí đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp đề tài

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Tính khả thi của đề tài
1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình
1.1. Mục tiêu, nội dung của đề tài góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình
1.2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp
2. Phương thức thực hiện
2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện đề tài
2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu
3. Kế hoạch triển khai
3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất.
4. Phương án hợp tác nghiên cứu
4.1. Phương án hợp tác với các tổ chức R&D, trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển
4.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài.
5. Phương án tài chính
5.1. Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
5.2. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
2. Tính khoa học, chất lượng của sản phẩm
6. Mức độ phù hợp của sản phẩm
6.1. Tạo ra phương pháp, giải pháp mới
6.2. Hoàn thiện, cải tiến phương pháp tiếp cận và phương pháp tổ chức
6.3. Sửa đổi quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện
7. Mức độ đổi mới sản phẩm
7.1. Tạo ra sản phẩm mới
7.2. Cải tiến sản phẩm
7.3. Sửa đổi sản phẩm hiện có
8. Nâng cao năng lực nghiên cứu, quản lý
8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức
8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ
3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng
9. Tính khả thi về ứng dụng
9.1. Khả năng ứng dụng của sản phẩm
9.2. Khả năng phổ biến và chuyển giao kết quả đề tài
9.3. Khả năng thu hút mở rộng quy mô triển khai của sản phẩm
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp
10. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp
10.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện đề tài
10.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng
11. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
11.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
11.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp
 

3. Tiêu chí đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp dự án

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Tính khả thi của dự án
1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình
1.1. Mục tiêu, nội dung của dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình
1.2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp
2. Phương thức thực hiện
2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện dự án
2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu
3. Kế hoạch triển khai
3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất
4. Phương án tài chính
4.1. Khả năng tiếp cận các nguồn lực có liên quan
4.2. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
4.3. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
5. Phương án hợp tác nghiên cứu
5.1. Phương án hợp tác với các tổ chức R&D, trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển
5.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài
2. Tính khoa học, chất lượng của sản phẩm
6. Mức độ phù hợp của sản phẩm
6.1. Tạo ra phương pháp, giải pháp mới
6.2. Hoàn thiện, cải tiến phương pháp tiếp cận và phương pháp tổ chức
6.3. Sửa đổi quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện
7. Mức độ đổi mới sản phẩm
7.1. Tạo ra sản phẩm mới
7.2. Cải tiến sản phẩm
7.3. Sửa đổi sản phẩm hiện có
8. Nâng cao năng lực quản lý/nghiên cứu
8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức
8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ
3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng của sản phẩm
9. Tính khả thi về ứng dụng
9.1. Khả năng ứng dụng của sản phẩm
9.2. Khả năng phổ biến và chuyển giao kết quả dự án
9.3. Khả năng thu hút mở rộng quy mô triển khai của sản phẩm
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp
10. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp
10.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện dự án
10.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng
11. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
11.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
11.2. Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp
 

PHỤ LỤC 3

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ, QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ CẬP NHẬT CÔNG NGHỆ MỚI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Tiêu chí đánh giá đề xuất đề tài/dự án

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Sự phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình
1. Mức độ phù hợp của đề tài/dự án
1.1. Kết quả của đề tài/dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình và nhóm nhiệm vụ đào tạo thuộc Chương trình
1.2. Có tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp
2. Tính khoa học, thực tiễn
2. Mức độ phù hợp, khả thi của thiết kế đề tài/dự án
2.1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện, dự kiến sản phẩm đối với đề tài/dự án
2.2. Phạm vi, đối tượng triển khai; nội dung, kế hoạch thực hiện; phương pháp tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện đề tài/dự án
3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng
3. Chất lượng sản phẩm và khả năng ứng dụng
3.1. Sự hợp lý của việc đặt các chỉ tiêu, yêu cầu đối với sản phẩm; tính mới, sự phù hợp của sản phẩm đối với phân loại đối tượng đào tao
3.2. Phù hợp, khả thi để ứng dụng, triển khai; quy mô triển khai của sản phẩm
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp*
4. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp
4.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện đề tài/dự án
4.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng
5. Năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
5.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
5.2. Khả năng hợp tác với các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp thực hiện đề tài/dự án
* Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì là cơ sở để xem xét lựa chọn tổ chức, cá nhân giao trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ

2. Tiêu chí đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp đề tài

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Tính khả thi của đề tài
1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình
1.1. Mục tiêu, nội dung của đề tài góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình và nhóm nhiệm vụ đào tạo thuộc Chương trình
1.2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp
2. Phương thức thực hiện
2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện đề tài
2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu
3. Kế hoạch triển khai
3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất
4. Phương án hợp tác nghiên cứu
4.1. Phương án hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức R&D và các trường đại học trong nghiên cứu và phát triển
4.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài
5. Phương án tài chính
5.1. Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
5.2. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
2. Tính khoa học, chất lượng của sản phẩm
6. Mức độ phù hợp của sản phẩm
6.1. Tạo ra phương pháp, giải pháp mới
6.2. Hoàn thiện, cải tiến sản phẩm hiện có
6.3. Sửa đổi quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện
7. Mức độ đổi mới sản phẩm
7.1. Tạo ra sản phẩm mới
7.2. Cải tiến sản phẩm
7.3. Sửa đổi sản phẩm hiện có
8. Nâng cao năng lực nghiên cứu/quản lý
8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức
8.2. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ
3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng
9. Tính khả thi về ứng dụng
9.1. Khả năng ứng dụng của sản phẩm
9.2. Khả năng phổ biến và ứng dụng kết quả đề tài
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp
10. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp
10.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện đề tài
10.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng
11. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
11.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
11.2. Khả năng hợp tác với các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp thực hiện đề tài

3. Tiêu chí đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp dự án

 

Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chỉ tiêu
1. Tính khả thi của dự án
1. Sự phù hợp về mục tiêu, nội dung chương trình
1.1. Mục tiêu, nội dung của dự án góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình và nhóm nhiệm vụ đào tạo thuộc Chương trình
1.2. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhu cầu đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp
2. Phương thức thực hiện
2.1. Chứng minh sự cần thiết phải thực hiện dự án
2.2. Luận cứ cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật sử dụng nghiên cứu
3. Kế hoạch triển khai
3.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
3.2. Kế hoạch/phương án của tổ chức chủ trì, phối hợp về bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất.
4. Phương án hợp tác nghiên cứu
4.1. Phương án hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức R&D và các trường đại học trong nghiên cứu và phát triển
4.2. Phương án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài
5. Phương án tài chính
5.1. Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
5.2. Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
2. Tính khoa học, chất lượng của sản phẩm
6. Mức độ phù hợp của sản phẩm
6.1. Tạo ra phương pháp, giải pháp mới
6.2. Hoàn thiện, cải tiến sản phẩm hiện có
6.3. Sửa đổi quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện
7. Mức độ đổi mới sản phẩm
7.1. Tạo ra sản phẩm mới
7.2. Cải tiến sản phẩm
7.3. Sửa đổi sản phẩm hiện có
8. Nâng cao năng lực nghiên cứu/quản lý
8.1. Nâng cao năng lực của tổ chức
8.2. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ khoa học và công nghệ
3. Khả năng, hiệu quả ứng dụng
9. Tính khả thi về ứng dụng
9.1. Khả năng ứng dụng của sản phẩm
9.2. Khả năng phổ biến và ứng dụng kết quả dự án
4. Năng lực của tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp
10. Năng lực của tổ chức chủ trì, phối hợp
10.1. Kinh nghiệm quản lý, khả năng phối hợp, kiểm soát và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ
10.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng
11. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ
11.1. Nguồn nhân lực của tổ chức chủ trì
11.2. Khả năng hợp tác với các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp thực hiện dự án

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam