Công ty luật TNHH Hà Đô

Thông báo số 203/TB-VPCP do VPCP ban hành 04-06-2012 kết luận của Phó Thủ tướng CP Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về Đề án tổng thể phát triển dự án để đưa khí thiên nhiên hóa lỏng vào sử dụng tại Việt Nam

Thông báo số 203/TB-VPCP  do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 04-06-2012 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về Đề án tổng thể phát triển dự án để đưa khí thiên nhiên hóa lỏng vào sử dụng tại Việt Nam

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 203/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2012


THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP VỀ ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐỂ ĐƯA KHÍ THIÊN NHIÊN HÓA LỎNG VÀO SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

Ngày 01 tháng 6 năm 2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về Đề án tổng thể phát triển các dự án để đưa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vào sử dụng tại Việt Nam (Đề án). Tham dự cuộc họp có lãnh đạo và đại diện các Bộ, cơ quan: Công thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; lãnh đạo các Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam; Tổng Công ty Khí Việt Nam và các đơn vị tư vấn.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:

Việc đưa LNG vào Việt Nam có tính chiến lược trong phát triển ngành năng lượng tại Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và các đơn vị tư vấn đã rất tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao trong việc xây dựng Đề án tổng thể phát triển các dự án để đưa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vào sử dụng tại VIệt Nam.

Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 2012.

Trong Đề án cần bổ sung, làm rõ các nội dung sau:

- Trên cơ sở cân bằng cung cầu năng lượng giai đoạn 2020 – 2030, khả năng sản xuất, nhập khẩu các nguồn năng lượng sơ cấp,… làm rõ vai trò và sự cần thiết phát triển các dự án đưa LNG vào sử dụng tại Việt Nam.

- Tính khả thi của việc nhập khẩu LNG, tỷ lệ sử dụng LNG của Việt Nam trong thị trường LNG thế giới.

- Các dự án khí – điện cần thực hiện theo cơ chế thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất bảo lãnh Chính phủ; cơ chế, chính sách ưu đãi sẽ được xem xét cụ thể đối với từng dự án.

- Xây dựng tiến độ của từng dự án, đồng bộ với tiến độ tổng thể của chuỗi khí – điện để đưa LNG vào sử dụng tại Việt Nam.

- Sau khi Đề án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ thông qua, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước sẽ phê duyệt bổ sung, hiệu chỉnh các quy hoạch có liên quan: phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam; phát triển điện lực quốc gia; tổng thể phát triển công nghiệp khí; sử dụng đất, khu công nghiệp,…

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận :
- Thủ tướng, các PTTg;

- Các Bộ: CT, GTVT, KH&GD, XD, TC, TN&MT;
- UBND các tỉnh: Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai;
- Các Tập đoàn: Dầu khí VN, Điện lực VN;
- Tổng công ty Khí VIệt Nam;
- Viện Năng lượng;
- CTCP Tập đoàn Thái Bình Dương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
các Vụ: TKBT, TH, KTTH, KGVX, ĐP,
Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, KTN (5). v. (41)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

 

                  Văn Trọng Lý

 

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam