Công ty luật TNHH Hà Đô

Thông tư 14/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

Thông tư 14/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
——————

Số: 14/2014/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG  CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 493/2005/QĐ-NHNN NGÀY 22/4/2005 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

  

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ   ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Quyết định 493).

Điều 1. Bổ sung khoản 3a vào Điều 6 Quyết định 493 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) như sau:

“3a. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ:

a) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(i) Khoản nợ mà việc cấp tín dụng không vi phạm các quy định của pháp luật;

(ii) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là phù hợp với mục đích của dự án vay vốn trong hợp đồng tín dụng;

(iii) Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

(iv) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay hoặc không có khả năng trả nợ hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, có phương án trả nợ mới khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(v) Khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân bao gồm cả tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn trong trường hợp cơ cấu lại khoản nợ ngắn hạn để thành khoản nợ trung hạn, dài hạn.

b) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại điểm a khoản này phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:

(i) Đã ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, có cơ chế kiểm soát nội bộ đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, đảm bảo kiểm tra, giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng;

(ii) Phải kiểm soát nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân báo cáo cụ thể nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ khi cần thiết;

(iii) Chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo đúng quy định tại Thông tư này;

(iv) Với một khoản nợ, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại điểm a khoản này chỉ được thực hiện 01 (một) lần;

(v) Phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ khi đến hạn theo thời hạn cơ cấu lại thì Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện phân loại khoản nợ đó vào nhóm nợ tương ứng theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Quy định này;

(vi) Trong thời hạn 05 (năm) ngày đầu tiên của mỗi tháng hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Mẫu biểu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/5/2014   và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2015.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Công báo;
- Lưu VP, PC, TTGSNH5 (3 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

Đặng Thanh Bình

 

Mẫu biểu số 3

TỔ CHỨC TÍN DỤNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ VÀ GIỮ NGUYÊN NHÓM NỢ

Tháng ……….. năm ……………..

1. Tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ:

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Số tiền

Số tiền dự phòng cụ thể không phải trích lập do thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 1

1.1

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 1 theo Quyết định 780/QĐ-NHNN

1.2

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 1 theo Thông tư số 14/2014/TT-NHNN

2

Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 2

2.1

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 2 theo Quyết định 780/QĐ-NHNN

2.2

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 2 theo Thông tư số 14/2014/TT-NHNN

3

Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 3

3.1

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 3 theo Quyết định 780/QĐ-NHNN

3.2

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 3 theo Thông tư số 14/2014/TT-NHNN

4

Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 4

4.1

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 4 theo Quyết định 780/QĐ-NHNN

4.2

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 3 theo Thông tư số 14/2014/TT-NHNN

Tổng cộng

2. Tổng số dư các khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ: ……………….. triệu đồng.

Người lập báo cáo
(ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát
(ký, ghi rõ họ tên)

……., ngày ….. tháng ….. năm…….
Người đại diện hợp pháp của TCTD
(ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn lập biểu:

1. Số liệu báo cáo là số lũy kế đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

2. Cột (3): Ghi số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, bao gồm số dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc NHNN quy định về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ đến thời điểm báo cáo vẫn còn trong thời hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại và số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 14/2014/TT-NHNN.

3. Cột (4): Ghi số tiền dự phòng cụ thể không phải trích lập thêm do số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

4. Tổng số dư các khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ: Ghi tổng số dư nợ do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nên không bị phân loại vào các nhóm 3, 4, 5.

Ví dụ: Tại thời điểm cuối ngày 30/6/2014, Ngân hàng hợp tác xã có tổng số dư nợ được phân loại vào nợ nhóm 1 là 1 tỷ đồng, trong đó, số dư nợ trong hạn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên ở nhóm 1 là 500 triệu đồng, bao gồm:

- 200 triệu đồng là số dư nợ đủ điều kiện được được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nợ ở nhóm 1 theo Quyết định 780/QĐ-NHNN vẫn còn trong thời hạn được cơ cấu lại, nếu không thì phải phân loại vào nợ nhóm 3 theo quy định hiện hành.

- 300 triệu đồng là số dư nợ đủ điều kiện được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nợ ở nhóm 1 theo Thông tư số 14/2014/TT-NHNN, nếu không thì phải phân loại vào nợ nhóm 3 theo quy định hiện hành.

Số tiền dự phòng cụ thể không phải trích lập thêm đối với số dư nợ 500 triệu đồng nêu trên được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên ở nhóm 1, không bị chuyển sang nợ nhóm 3 là 10 triệu đồng, trong đó:

- 4 triệu đồng là số tiền không phải trích lập thêm do 200 triệu đồng được giữ nguyên nhóm ở 1 theo Quyết định 780/QĐ-NHNN.

- 6 triệu đồng là số tiền không phải trích lập thêm do 300 triệu đồng được giữ nguyên nhóm ở 1 theo Thông tư số 14/2014/TT-NHNN.

Tại điểm 1 Mẫu biểu số 3 báo cáo tình hình cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tháng 6 của Ngân hàng hợp tác xã ghi như sau:

- Tại Cột (3):

+ Dòng 1: Ghi 500.

+ Dòng 1.1: Ghi 200.

+ Dòng 1.2: Ghi 300.

- Tại Cột (4):

+ Dòng 1: Ghi 10.

+ Dòng 1.1: Ghi 4.

+ Dòng 1.2: Ghi 6.

Tại Điểm 2: Ghi 500.

 

author

Về tác giả: Lê Minh Tuấn

Luật sư, Giám đốc / Lawyer, Director

Tư vấn thương mại quốc tế / International Trade Consultant

Điện thoại: (024) 730 86 999 / Mobi: 090 45 45 299

Email: infor@hado-law.com / Email: infor.ssv@gmail.com 

Đánh giá 9.8 / 10 bởi hơn 200 khách hàng lớn tại Việt Nam